HÌNH 4

Thông tin Y dược

  • THÁI ĐỘ TINH THẦN CHỐNG UNG THƯ

            Con người có thể trải qua nhiều chuyện đau buồn trong suốt đời sống của mình, tuy nhiên, chỉ khi nào chúng ta cảm thấy thực sự bất lực trước tác nhân gây đau buồn đó, đến nỗi chúng ta cảm thấy mình không còn bất kì niềm vui nào, hay không còn gì đáng để cho mình bám víu vào, thì lúc đó, những chuyện đau buồn, những stress mới thực sự làm cho chúng ta bị tổn thương. Lúc đó, não chúng ta tiết ra Noradrenalin, Cortisol, những chất này làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, bắp thịt căng thẳng để chuẩn bị đối phó với stress, đồng thời cũng tác động lên hệ miễn dịch. Một số tế bào sản sinh các Cytokin, Chemokin gây viêm, chặn đứng hoạt động của tế bào NK - một loại tế bào tiêu diệt các tế bào lạ, làm cho tế bào NK nằm dính lên thành mạch máu một cách thụ động, thay vì đi tấn công các virus xâm nhập vào cơ thể, hay các tế bào ung thư đang sinh sôi nảy nở bên cạnh nó. Khi đó, khối ung thư bắt đầu phát triển, và xâm chiếm cơ thể chúng ta.

    chi tiết...
  • Qúy vị có biết, ung thư được nuôi dưỡng bằng đường?

            Nhà sinh lý học Otto Heinrich Warburg đã nhận giải thưởng Nobel Y học nhờ tìm ra sự chuyển hóa của các bướu ung thư tùy thuộc vào nhiều mức độ tiêu thụ glucose (glucose là dạng biến đổi của đường khi vào cơ thể và sau đó đã được chuyển hóa). Thật thế, máy cắt lớp PET thường được sử dụng để phát hiện bệnh ung thư thật ra hoạt động bằng cách đo những vùng của cơ thể tiêu thụ nhiều glucose nhất. Nếu ở một nơi nào đó có sự khác biệt về mức tiêu thụ glucose quá lớn so với vùng khác thì xác suất nhiễm ung thư của vùng ấy là rất lớn.

    chi tiết...
  • VIÊM GAN SIÊU VI B.

    -       Đối với trẻ em khi bị nhiễm trong quá trình được sinh nở từ người mẹ có nhiễm virus viêm gan B, sẽ có 95% nguy cơ mắc nhiễm virus viêm gan B mạn tính.

    -       Đối với người lớn nhiễm virus viêm gan B có 5% chuyển thành mạn tính.

    -       Sau giai đoạn viêm gan B mạn tính, sẽ chuyển sang xơ gan, rồi ung thư gan. Sự chuyển đến xơ gan và ung thư gan càng nhanh chóng nếu người bệnh lớn tuổi (> 40 tuổi), người bệnh có hút thuốc, uống rượu bia, béo phì, tiểu đường, có nhiễm thêm virus viêm gan C, hay trong gia đình có người thân đã bị ung thư gan…

    chi tiết...
  • ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (TIỂU ĐƯỜNG) CÓ MẤY TYPE (TÍP)?

         Theo y học hiện đại, bệnh tiểu đường có hai type: type I (do tế bào tiết ra Insulin bị hư hỏng, không tiết được Insulin nữa; type I này có liên quan đến yếu tố gia đình, tức là những anh chị em cùng sinh ra trong gia đình có cha mẹ bị tiểu đường type I thường có tỉ lệ mắc bệnh cao); type II (tế bào tiết Insulin vẫn hoạt động bình thường, nhưng do các thụ thể - vật tiếp nhận các kích thích của Insuline ở tế bào bị lờn, và nó không gắn với Insuline. Type II này thường không có yếu tố di truyền, gia đình, mà chủ yếu do lối sống, sinh hoạt của người bệnh, đường trong máu tăng quá cao và liên tục làm cho các thụ thể bị lờn).

    chi tiết...
  • CHẶN ĐỨNG CON ĐƯỜNG TIẾP TẾ LƯƠNG THỰC CHO TẾ BÀO UNG THƯ.

    Thí nghiệm nối tiếp thí nghiệm, Judah Folkman tiếp tục thiết lập các điểm then chốt của lý thuyết mới về ung thư.

    1. Các vi bướu không thể chuyển thành ung thư nguy hiểm nếu không có một hệ thống mạch máu để nuôi dưỡng chúng.
    2. Trong mục đích này các vi bướu sẽ tiết ra một chất mà ông đặt tên là angiotensin – chất tạo mạch máu, bắt buộc các mạch máu tiến về phía nó và cho mọc thêm những nhánh mới với tốc độ ngày càng lớn.
    3. Các tế bào của bướu lan tỏa cùng khắp cơ thể (tế bào di căn) sẽ không nguy hiểm một khi đến phiên chúng, chúng không thể kéo những mạch máu về phía chúng.
    4. Các bướu lớn sẽ trở thành tế bào ung thư nhưng giống như một vương quốc thuộc địa, các bướu lớn sẽ ngăn không cho các tế bào di căn ở xa phát triển bằng cách tiết ra một chất khác chặn đứng sự phát triển của các mạch máu, chất này được đặt tên là angiostatin (chất chặn đứng sự phát triển của các mạch máu). Điều này giải thích tại sao các tế bào di căn thình lình lớn lên khi bướu chính đã được lấy ra sau phẫu thuật.
    chi tiết...
  • CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

       Ở các bài viết trước, Medic Đông Tây đã cùng quý vị tìm hiểu về bệnh đái tháo đường, các nguy cơ biến chứng & cách phòng tránh các biến chứng mà người bệnh có nhiều khả năng đối mặt khi mắc bệnh, các típ (type) của bệnh...

     

          Trong bài viết lần này, chúng ta hãy cùng lật mở những yếu tố nào có liên quan đến bệnh, từ những yếu tố làm cho bệnh tăng lên, đến việc bệnh đái tháo đường sẽ ảnh hưởng đến các bệnh lý khác như thế nào. Một khi hiểu rõ về các yếu tố ảnh hưởng này, mỗi người chúng ta có thể tự kiểm soát để phòng tránh (nếu chưa mắc bệnh), hoặc sống chung một cách tốt nhất với bệnh lý này. (Nguồn webMD cập nhật năm 2015).

    chi tiết...
  • CÁC TẾ BÀO MIỄN NHIỄM CỦA MỘT CƠ THỂ HÙNG MẠNH - NHỮNG NGƯỜI LÍNH CANH CỦA CƠ THỂ.

    Làm giảm khả năng miễn nhiễm

    Làm tăng khả năng miễn nhiễm

    Ăn theo lối phương Tây

    Ăn theo lối Địa Trung Hải, Ấn Độ, Á đông

    Cảm xúc bị đè nén

    Cảm xúc được biểu lộ

    Đau buồn, sống cách ly

    với xã hội

    Chấp nhận số phận, thanh

    thản

    Từ chối bản chất thật của mình (Người đồng tính)

     

    Chấp nhận bản chất thật của mình (với những giá trị

    lịch sử của nó)

    Sống tĩnh tại

    Hoạt động thể chất đều đặn

     

    chi tiết...
  • ĂN NHIỀU ĐƯỜNG SẼ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG?

          Một số bà con vẫn nghĩ rằng ăn ngọt nhiều sẽ sinh bệnh tiểu đường. Sở dĩ có sự hiểu lầm như thế là do bệnh tiểu đường được chẩn đoán từ số lượng đường (glucose) đo được trong máu.

         Thực ra, lượng đường ăn vào chỉ là một phần của vấn đề. Kết quả của hai cuộc khảo cứu gần đây tại đại học Harvard, cho thấy một chế độ ăn uống với các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate (thức ăn có chứa ít chất xơ và có chỉ số đường cao) chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp II ở những người có sẵn khuynh hướng bị tiểu đường.

    chi tiết...
  • BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (TIỂU ĐƯỜNG)?

           Thực hư bệnh đái tháo đường (hay bệnh tiểu đường) là bệnh gì? Vì sao chúng ta lại mắc bệnh? Làm cách nào biết được là đã bị bệnh? Và bệnh nhân cần phải chú ý những gì khi bị bệnh này? ...

    chi tiết...
  • ESTROGEN (TỔNG HỢP & TỰ NHIÊN) CÓ LÀ BIỆN PHÁP DUY NHẤT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH - MÃN KINH?

           Một bệnh nhân nữ, 48 tuổi đến khám bệnh với những khó chịu đã diễn ra trong 6 tháng nay: kinh nguyệt ít, thưa thớt; cô ấy nóng bừng mặt, vã mồ hôi trộm về đêm (mặc dù với cùng điều kiện nhiệt độ khí hậu đó, những người xung quanh không có vã mồ hôi hay bất kỳ khó chịu nào).


           Cô ấy được bạn bè rỉ tai sử dụng hormon estrogen bổ sung, đồng thời phối hợp với tinh chất Isoflavon có trong đậu nành. Cô ấy đến khám với tôi và hỏi ý kiến về việc sử dụng sản phẩm nói trên.


           Qua hỏi bệnh, thăm khám tình hình hiện tại và xem lại các xét nghiệm, hình ảnh chụp chiếu và sổ khám bệnh cũ. Tôi đi đến kết luận cô đang gặp những khó chịu của giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh. Đồng thời, có một điều đáng lưu ý, là cô bị u nang buồng trứng bên P kích thước 10 mm (phát hiện thời gian 5 năm, và kích thước không tăng, cũng như không có xuất huyết hay đau bujgn dưới qua các lần khám bệnh định kỳ).


           Câu hỏi đặt ra ở đây, cô có tiếp tục dùng hormon estrogen bổ sung & đậu nành?

    chi tiết...