HÌNH 4

Thông tin Y dượcHỏi đáp Covid-19

VACCINE COVID-19 - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

       Có bao nhiêu loại vaccine Covid-19?

       Đầu tiên, ta tìm hiểu về cơ chế bảo vệ của các tế bào bạch cầu trong cơ thể chúng ta chống lại các yếu tố gây bệnh tấn công:

       Máu chứa các tế bào hồng cầu, chuyên chở ô-xi tới các mô và cơ quan trong cơ thể và bạch cầu hay các tế bào miễn dịch chống lại lây nhiễm. Các loại tế bào bạch cầu khác nhau chống lại lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau:

  • Đại thực bào là các tế bào máu trắng hấp thụ và tiêu hóa các mầm bệnh và các tế bào đã chết hoặc sắp chết. Các đại thực bào để lại các phần của mầm bệnh xâm nhập, được gọi là "kháng nguyên". Cơ thể xác định các kháng nguyên được coi là nguy hiểm và kích thích các kháng thể tấn công chúng.

  • Tế bào lympho B là các tế bào bạch huyết bảo vệ cơ thể. Chúng tạo các kháng thể tấn công các mảnh vi-rút mà đại thực bào còn để lại.

  • Tế bào lympho T là loại tế bào bạch huyết bảo vệ cơ thể. Chúng tấn công các tế bào trong cơ thể đã bị nhiễm bệnh.

       3 nhóm vaccine:

  • Vaccine mRNA chứa vật chất từ vi-rút gây bệnh COVID-19 để cung cấp hướng dẫn cho tế bào chúng ta về cách tạo ra các protein vô hại riêng có với vi-rút đó. Sau khi tế bào của chúng ta tạo ra các bản sao protein đó, chúng phá hủy các vật chất di truyền từ vaccine. Cơ thể chúng ta ghi nhận rằng protein không nên ở đó và tạo các tế bào lympho T và lympho B sẽ ghi nhớ cách chống lại virus gây bệnh COVID-19 nếu chúng ta nhiễm bệnh trong tương lai.

  • Vaccine tiểu đơn vị protein bao gồm các mảnh (protein) vô hại của virus gây bệnh COVID-19 thay vì toàn bộ mầm bệnh. Sau khi được tiêm chủng, cơ thể chúng ta ghi nhận rằng protein không nên ở đó và tạo các tế bào lympho T và kháng thể, những tế bào này sẽ ghi nhớ cách chống lại virus gây bệnh COVID-19 nếu chúng ta nhiễm bệnh trong tương lai.

  • Vaccine véc-tơ có chứa một phiên bản điều chỉnh của loại virus khác với loại gây bệnh COVID-19. Bên trong vỏ tế bào virus điều chỉnh có vật liệu từ virus gây bệnh COVID-19. Vật liệu này được gọi là "véc-tơ virus". Sau khi véc-tơ virus vào trong tế bào của chúng ta, vật chất di truyền sẽ cung cấp các hướng dẫn cho tế bào tạo protein riêng có với virus gây bệnh COVID-19. Dùng các hướng dẫn này, tế bào của chúng ta tạo ra các bản sao protein đó. Điều này thúc đẩy cơ thể chúng ta tạo tế bào lympho T và lympho B ghi nhớ cách chống lại virus đó nếu chúng ta bị lây nhiễm trong tương lai (ví dụ: Vaccine sử dụng vector là virus adeno mất khả năng sao chép của tinh tinh, dựa trên phiên bản suy yếu của virus adeno (virus cúm gây bệnh ở tinh tinh), có chứa vật chất di truyền là protein gai bề mặt của virus gây bệnh COVID-19 được gọi tên là Spike hoặc S. Protein, Spike chính là thành phần tiên phong mở đường tiến công cho virus SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể con người. Đây cũng là mục tiêu tấn công của hệ miễn dịch khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập).

  1.        Trước tiêm cần chuẩn bị gì? Sau tiêm cần theo dõi & làm gì?

       Trước tiêm cần:

       - Ăn no.

       - Không uống rượu, bia, café, trà (chất kích thích khác).

       - Ổn định huyết áp (nếu có tăng huyết áp).

       - Ổn định đường huyết (nếu có đái tháo đường).

       - Khai báo y tế.

       - Đăng ký chích vaccine theo đơn vị, tổ chức & tiến hành khai báo theo mẫu cơ quan tiêm vaccine gửi.

       - Thủ sẵn thuốc kháng dị ứng (nếu có tiền sử dị ứng nhẹ): cần được bác sĩ tư vấn hoặc yêu cầu bác sĩ riêng hỗ trợ tốt nhất.

       - Nghỉ ngơi thể chất & tinh thần.


       Sau tiêm cần:

       - Ở lại điểm tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm (vẫn giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, sát khuẩn).

       - Theo dõi cơ thể liên tục đến 34 ngày sau tiêm.

       - Báo ngay cho bác sĩ khi cơ thể có khó chịu & tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

       - Ăn nhiều đạm, rau củ quả.

       - Uống ít nhất 2,5 lít nước lọc/ ngày.

       - Trong 48g đầu không dùng bia, rượu, café, trà, chất kích thích.

       - Vệ sinh cơ thể, tránh nhiễm trùng chỗ tiêm.

       - Không ấn, day mạnh chỗ tiêm.


  1.        Tại sao có vaccine tiêm 1 mũi, có vaccine tiêm 2 mũi? Tại sao không chích thêm các mũi 3 – 4 – 5 như viêm gan B?

       Để được tiêm chủng đầy đủ, quý vị sẽ cần hai liều đối với một số loại vaccine COVID-19.

  • Hai mũi tiêm: Nếu quý vị tiêm vaccine COVID-19 cần 2 mũi tiêm, quý vị được coi là đã tiêm chủng đầy đủ sau 2 tuần kể từ khi tiêm mũi thứ hai. Vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech và Moderna, Astrazeneca cần được tiêm hai liều.

  •  
    • Lịch tiêm gồm 2 mũi: Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm. Mũi 2: Sau mũi đầu tiên từ 4 – 12 tuần.

  • Một mũi tiêm: Nếu quý vị tiêm vaccine COVID-19 chỉ yêu cầu 1 mũi tiêm, quý vị được coi là đã tiêm chủng đầy đủ sau 2 tuần kể từ khi tiêm. Vaccine COVID-19 của Johnson & Johnson's Janssen chỉ cần tiêm một liều duy nhất.

       Số liều vaccine được kiểm chứng & thông qua bởi WHO, tương ứng từng loại vaccine được lưu hành thị trường.


  1.        Chích vaccine có an toàn tuyệt đối không?

       Thường phải mất hai tuần sau khi được tiêm chủng đầy đủ để cơ thể quý vị tạo hàng rào bảo vệ (miễn dịch) chống lại virus gây bệnh COVID-19.

       Phân tích chính của các thử nghiệm xác nhận COVID-19 Vaccine Astrazeneca bảo vệ 100% khỏi bệnh nặng, nhập viện và tử vong. Phân tích này mới được công bố trên tờ The Lancet, xác nhận COVID-19 Vaccine AstraZeneca an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa COVID-19, không có trường hợp nặng hay nhập viện xảy ra sau 22 ngày sau liều đầu tiên. Các phân tích cũng cho thấy, vaccine có tiềm năng giảm sự lây truyền không triệu chứng của virus, dựa trên các mẫu xét nghiệm phết mũi họng thu thập được hàng tuần từ các tình nguyện viên trong thử nghiệm tại Anh.

       FDA cảnh báo về vắc xin như sau:

       - Điều trị y tế phù hợp được sử dụng để quản lý phản ứng dị ứng ngay lập tức phải có sẵn tại nơi tiêm chủng.

       - Những người bị suy giảm miễn dịch, bao gồm cả những người dùng thuốc ức chế miễn dịch, có thể có suy giảm phản ứng với vaccine.

       - Vaccine có thể không bảo vệ tất cả người nhận vaccine. Vậy, vaccine chưa hẳn ngăn ngừa 100% nhiễm virus Corona, tuy nhiên nếu có nhiễm, vaccine bảo vệ 100% khỏi bệnh nặng, nhập viện & tử vong.


  1.        Người đã tiêm vaccine có cần tiếp tục các biện pháp phòng ngừa không?

       Vaccine có thể không bảo vệ tất cả người nhận vaccine. Vậy, vaccine chưa hẳn ngăn ngừa 100% nhiễm virus Corona, tuy nhiên nếu có nhiễm, vaccine bảo vệ 100% khỏi bệnh nặng, nhập viện & tử vong.

       Vì vậy, người đã tiêm vaccine vẫn cần duy trì khẩu trang, kháng khuẩn, và duy trì khoảng cách an toàn. Việc duy trì này nhằm bảo vệ cho bản thân, lẫn tránh việc lây lan bệnh cho người xung quanh (đặc biệt những người có sức đề kháng kém, người già yếu, người mắc nhiều bệnh mạn tính).


  1.        Các khó chịu sau tiêm là gì? Các khó chịu có nguy hiểm không? Phải xử lý như thế nào?

       - Đau, sưng và đỏ tại chỗ tiêm.

       - Mệt mỏi.

       - Đau đầu.

       - Đau cơ.

       - Rét run.

       - Đau khớp.

       - Sốt.

       - Buồn nôn.

       - Khó chịu.

       - Hạch to.

       Tác dụng phụ thường kéo dài vài ngày. Nhiều người gặp tác dụng phụ sau liều thứ hai hơn sau liều thứ nhất. Các thử nghiệm lâm sàng không cho thấy mối quan ngại về an toàn nghiêm trọng. Có một cơ hội từ xa của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng thường xảy ra trong vòng vài phút đến 1 giờ sau khi tiêm vaccine. Các cá nhân có tiền sử phản ứng nặng (phản vệ) với vaccine hoặc thuốc tiêm nên được tư vấn về nguy cơ tiềm ẩn này và tiêm chủng trong một môi trường có giám sát có khả năng đáp ứng với phản ứng phản vệ.

       Khi có các khó chịu trên, quý vị nên báo ngay cho bác sĩ của mình để được hướng dẫn xử trí tốt nhất.


  1.        2 mũi tiêm chích 2 loại Vaccine khác nhau hoặc khác hãng có được không?

       Hai mũi tiêm cần được tiêm cùng loại cơ chế vaccine & cùng hãng sản xuất.


  1.        Sau khi chích vaccine đủ liều, bao nhiêu ngày sau mới an toàn?

       Sau khi chích đủ liều vaccine Covid-19, sau 2 tuần cơ thể mới sinh kháng thể cách đầy đủ, nên sau 2 tuần mới được gọi là có hiệu quả kháng thể bảo vệ cơ thể.

       Tuy nhiên, như đã nên ở trên, không có khái niệm an toàn tuyệt đối khi tiêm vaccine Covid-19, người đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19 vẫn cần duy trì các biện pháp bảo vệ.


  1.        Tại sao có trường hợp chích vaccine rồi vẫn mắc bệnh?

       FDA (cơ quan quản lý thực phẩm & thuốc Hoa Kỳ) cảnh báo:

       Vaccine có thể không bảo vệ tất cả người nhận vaccine. Vậy, vaccine chưa hẳn ngăn ngừa 100% nhiễm virus Corona, tuy nhiên nếu có nhiễm, vaccine bảo vệ 100% khỏi bệnh nặng, nhập viện & tử vong.

       Vì vậy, người đã tiêm vaccine vẫn cần duy trì khẩu trang, kháng khuẩn, và duy trì khoảng cách an toàn. Việc duy trì này nhằm bảo vệ cho bản thân, lẫn tránh việc lây lan bệnh cho người xung quanh (đặc biệt những người có sức đề kháng kém, người già yếu, người mắc nhiều bệnh mạn tính).

 

  1.        Sau khi tiêm vaccine có nên tập thể dục không?

       Tập thể dục không ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine Covid-19, cũng như không thúc đẩy tác dụng phụ hay biến chứng vaccine xảy ra.

       Tuy nhiên, một số trường hợp đau tại chỗ tiêm, hay đau mỏi cơ có thể hạn chế việc tập thể dục. Lúc này, quý vị chỉ nên tập trong giới hạn chịu đựng được, hoặc đổi động tác tập sau cho cơ thể chịu đựng được.


  1.        Sau khi tiêm vaccine có nên hoạt động mạnh & làm nặng không?

        Sau tiêm vaccine Covid-19, quý vị nên nghỉ ngơi tương đối trong khoảng 24 – 48g để giúp cơ thể thoải mái, hạn chế khó chịu nếu có tác dụng phụ của vaccine xảy ra.


  1.        Các dấu hiệu sốc sau tiêm vaccine Covid-19 là gì? Khi có các dấu hiệu đó, tôi phải làm gì?

       Phản ứng dị ứng tức thì có nghĩa là phản ứng trong vòng 4 giờ kể từ khi phơi nhiễm.

       Có 4 mức độ phản vệ nhanh diễn tiến nặng. Phản vệ độ 2 có thể nhanh chóng chuyển sang độ 3, 4 nhưng cũng có khi mức độ phản vệ nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự, cần phải khẩn trương xử trí.

       * Mức nhẹ (độ I): chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

       * Mức nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan: mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh; khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi; đau bụng, nôn, tiêu chảy; huyết áp có thể tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

       * Mức nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn gồm: đường thở (tiếng rít thanh quản, phù thanh quản), thở (nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở); rối loạn ý thức (vật vã, hôn mê, co giật); tuần hoàn (sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp).

       * Mức độ IV với biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.

       Khi có các biểu hiện trên, quý vị nên đến nay khoa cấp cứu các bệnh viện tuyến Quận hoặc tuyến huyện trở lên để được xử lý kịp thời.

 

  1.        Làm sao tôi biết tôi có dị ứng với vaccine covid-19 không?

       Người có tiền sử:

       -        Dị ứng thức ăn.

       -        Dị ứng lông thú, phấn hoa.

       -        Dị ứng với bụi hay chất trong môi trường.

       -        Người có tiền sử chàm, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng.

       -        Dị ứng bất kỳ loại thuốc nào.

       Các trường hợp này cần thận trọng & nhờ bác sĩ tư vấn kỹ trước khi tiêm vaccine Covid-19.


  1.        Như viêm gan B cần xét nghiệm xem có nhiễm hay chưa mới chích, vậy covid-19 có cần xét nghiệm xem đã nhiễm chưa rồi mới chích không?

       Theo các chuyên gia bệnh Nhiệt đới, nếu không triệu chứng Covid-19, không có chống chỉ định là chích được (trường hợp cụ thể, quý vị sẽ được tư vấn ngay tại bàn tiêm vaccine Covid-19).


  1.        Vaccine Covid-19 có miễn dịch suốt đời không?

      Không, khuyến cáo của các chuyên gia bệnh Nhiệt đới, như các loại vaccine ngừa cúm khác, Covid-19 nên được chích lại mỗi 12 tháng.

 

Tham khảo:

- MSD phiên bản dành cho chuyên gia.

- WHO: Tổ chức Y tế Thế giới.

- CDC Organization: Trung tâm kiểm soát & phòng ngừa dịch bệnh.

 

Bài viết liên quan:

- Tìm hiểu về virus Corona.

- Nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

- Test Covid-19.

- Biểu hiện khi mắc Covid-19.

 


 

.MEDIC ĐÔNG TÂY.