HÌNH 4

Thông tin Y dượcThận, niệu

SƠ LƯỢC TỔNG QUAN: THẬN TRONG ĐÔNG Y VÀ TÂY Y.

     Tây y nhờ sự phát triển của các khoa học khác mà vài trăm năm gần đây đã mô tả chính xác vị trí liên quan, hình dáng các cơ quan trong cơ thể. Mô tả chính xác các chức năng sinh lý và bệnh lý của các cơ quan - nên mọi người có thể nhìn, sờ thấy các cơ quan đó. Con người có hai quả thận song song với cột sống, trên thắt lưng. Thận phải nằm dưới gan, thận trái nằm dưới lá lách. Thận trái cao hơn thận phải.

     Đông y hình thành từ hàng ngàn năm, nên việc mô tả chức năng các cơ quan mang tính tổng kết thực tiễn, không mô tả kích thước hay vị trí hình dáng cụ thể. Mà chú ý mô tả chức năng lúc bình thường và khi bệnh lý – Người đọc cần tưởng tượng – chứ không sờ nắn các tạng phủ được. Trong phạm vi bài này chỉ xin giới thiệu về tạng Thận. Có 2 tạng được coi là tiên thiên bởi nó hoạt động khi còn trong bụng mẹ (nghĩa là khi còn bào thai) đó là Tâm và Thận.

          Thận có các chức năng:

     - Thận sinh tinh và tàng tinh. Tinh có thể hiểu là các chất tinh hoa của cơ thể và tinh hoa của thức ăn. Nhờ có tinh cơ thể mới phát triển – mới sinh sôi nảy nở. Tinh ít, tinh kém sẽ chậm phát triển, sẽ rối loạn về hoạt động tình dục, không có khả năng chửa đẻ…

     - Thận chủ cốt – Thận khoẻ, hệ thống xương khớp vững chắc, răng khoẻ, không đau lưng mỏi gối, trẻ em chóng biết đi, biết nói, tóc đen mượt.

     - Thận sinh tinh, tinh sinh tuỷ - tuỷ sinh não.


     Thận sinh tinh, tinh sinh tuỷ, tuỷ sinh huyết.

    - Thận chủ thuỷ: Đông y cho rằng nước uống và tỳ vị sẽ chưng bốc lên phế, phế đưa xuống – Thuỷ dịch có phần trong (thanh), phần đục – Trong thứ đục là có đục có trong. Thứ thanh theo phế đi khắp da lông – Thứ đục trong thanh theo tam tiêu xuống thận – còn thứ đục theo bàng quang thải ra ngoài, còn thứ chứa ở thận sẽ thành tinh.

     - Thận tàng chí: Ý chí của con người chứa ở thận, kinh sợ hại thận. Người thận yếu thường nhút nhát, yếu hèn. Thận và Tâm cũng liên quan đến trí nhớ, tâm thận yếu, trí nhớ giảm, đau lưng mất ngủ.


       Thận lại được chia ra Thận âm và Thận dương – Khi bị bệnh chỉ biểu hiện chứng hư, nghĩa là sức đề kháng yếu.

     Nhà xem tướng giỏi có thể xác nhận sức mạnh di truyền của hệ thống tuần hoàn, thần kinh, tiêu hóa bằng cách xem xét những đường cong bên trong vành tai mà thận là phối hợp nhiều nhất với đôi tai. Trong nghệ thuật Đông phương, Đức Phật với gương mặt trong sáng, thanh thản, với đôi tai dài, rộng, thông điệp hiển nhiên trên khuôn mặt trầm lặng ấy là hình ảnh của hạnh phúc tuyệt vời, nhẹ nhàng thanh thoát, là niềm hy vọng và cứu cánh của lòng nhân ái, sự phát triển tột cùng của đời sống tâm linh.

     Theo Y khoa Đông phương thì thận là một trong những bộ phận quan trọng chính yếu nhất, vì thận phân phối “Khí” xuyên suốt cơ thể… Bất cứ tài năng bẩm sinh nào đều ẩn tàng trong đôi thận, và chờ dịp thuận tiện là phát triển ra ngoài… Trong chiều hướng đó có thể bảo rằng thận hướng dẫn tiến trình đời sống con người, sự chín muồi và sự thực thi của định mệnh. Như thế, bảo trọng thận là bảo trọng cuộc sống tâm linh của mình. Đôi tai voi hiển lộ cho đôi thận mạnh khỏe.


      Theo Tây y: Hệ thống tiết niệu gồm có 2 quả thận, 2 niệu quản, 1 bàng quang và 1 niệu khẩu (niệu quản nối liền thận với bàng quang).

    Thận là nhà máy lọc tuyệt diệu, thận có thể nhận dạng tất cả những gì trong máu, và rồi quyết định phải xử trí ra sao, thận giữ lại một lượng vừa đủ và phần còn lại thì thải ra ngoài.

-        Thận quân bình nước và điện giải, và điều chỉnh tùy theo nhu cầu của cơ thể: Sodium, Potassium, Hydrogen, Magnesium, Calcium, Bicarbonate, và Chloride.

-        Thận biến đổi Vitamin thành một trạng thái dùng được.

-        Thận giữ vững quân bình Acid - kiềm trong cơ thể bằng cách thay đổi tính toan hóa hay kiềm hóa của nước tiểu.

-        Thận kiểm soát huyết áp: Tùy theo huyết áp hiện tại mà thận sẽ tiết ra những lượng thay đổi Enzyme: Renine sẽ hoán chuyển trong máu thành Angiotensin. Angiotensin làm mạch máu co lại và làm huyết áp tăng lên; nó báo động cho thận rằng đã giữ lại quá nhiều Solium và thải ra nhiều Potassium.

-        Thận sản xuất ra Erythropoietin kích thích cơ thể làm sản sinh ra nhiều hồng cầu.

     Thận không phải như là một nhà máy lọc đơn giản… Thận di chuyển những thành phần của máu, phân loại ra, và rồi hấp thu lại vào máu những chất thiết yếu. Một khi đã lọc sạch, máu được tụ vào tủy thận (medulla) và tiếp tục chảy xuyên suốt cơ thể. Thận hoàn thành nhiệm vụ này với một hiệu quả lạ lùng kỳ diệu, khoảng chừng 1,125 lít máu chảy qua thận mỗi phút.

     Dù có hai quả thận nhưng chỉ cần 1 quả thận là đủ cho đời sống chúng ta.

     Đơn vị lọc của thận gọi là Nephron gồm có hai phần: Tubule bao xung quanh glomerulus. Với thời gian, với chế độ ăn uống không lành mạnh, tress, sẽ phá hủy Nephron...

     Trong nước tiểu, nước chiếm 95%, chỉ 5% là “chất cứng” gồm: Urea, một số muối khoáng: Chloride, Solium, Potassium, Phosphate, Sulfate, Creatine và ít Uric acid. Trong vài loại bệnh nước tiểu có Glucose hay Protein.

 

     Những rối loạn làm tổn thương thận:

     Máu đến thận kém đi, nhiễm khuẩn, những rối loạn tự miễn dịch, sỏi, nang và ung thư (carcinona). Thận cũng bị tổn thương nếu có tiểu đường. Thận rất dễ bị stress làm tổn thương.

     Sỏi thận thường gặp nhất, do kết tủa của Calcium Oxalate hay Phosphate. Sỏi bàng quang thường là kết quả của nhiễm khuẩn đường tiểu hay phì đại tuyến tiền liệt làm ngăn trở nước tiểu thải ra.

     Nỗi đau buồn, khổ tâm, gây ra một loạt thay đổi sinh lý trong cơ thể như làm tăng cao huyết áp, và Cholesterol máu, mất quân bình nội tiết tố… tất cả phối hợp lại làm tàn phá tim và thận.

 

     Thận là chỗ của ý chí và quyền năng:

     Thận giữ chức năng tác cường, tăng Tinh và Khí. Thận dẫn khí thông vào cốt tủy là cái bể chứa khí huyết, là nơi nương tựa của tinh thần và là căn bản của sinh mệnh. Ở giữa 2 quả thận là Mệnh môn tức là Thiên nhiên Thái cực trong thân người.

     Thận phối hợp với những tháng mùa đông, nhưng nếu quá lạnh thì cũng làm tổn thương thận. Năng lượng đời sống đi vào quả đất về mùa đông, nhưng lộ tỏa tràn đầy về mùa xuân. “Khí” vào trong cơ thể cũng theo chiều hướng như vậy: Vào những bộ phận thấp dưới vào mùa đông (thận, bàng quang, bộ phận sinh dục), nhưng trỗi dậy tỏa lên gan và cuối cùng vào tim về mùa xuân và hè.

     Thận ngự trị và cai quản năng lượng sinh dục: Giao hợp quá độ sẽ làm hại thận, làm suy yếu dục tính và làm giảm lực sống cơ thể. Những “trục trặc” về tình dục đều bắt nguồn từ mất quân bình thận - bàng quang. Năng lượng thận suy yếu có thể gây ra xuất tinh sớm, dẫn đến ít hữu sinh và vô sinh. Nếu năng lượng thận quá độ thì dục tính quá phát triển và ám ảnh về “sex”.

     Có thể bảo rằng thận là suối nguồn của sinh khí, lực sống tuôn trào tràn khắp cơ thể. Sự yếu ớt, lờ đờ thiếu dũng cảm là bắt nguồn từ năng lượng thận suy yếu.

     Xúc cảm phối hợp với thận và bàng quang là sự sợ hãi. Thận là nơi chốn của ý chí con người, nếu thận yếu thì ý chí cũng yếu.

     Trong quyển “Hoàng đế Nội kinh” có viết: “Thận như những công nhân viên chức hăng hái dũng cảm, trội vượt hẳn lên do khả năng của mình”. Thận rút từ hơi thở sâu vào cơ thể, là gốc rễ của hơi thở: Những người hơi thở nông, thở ngắn thì dễ bị khích thích tâm thần, lo âu và sợ hãi, và những người thở sâu thì thư giãn hơn. Thở sâu như thế có thể rút “khí” hữu hiệu vào thận, bàng quang và bộ phận sinh dục. Hen suyễn một phần là do mất quân bình năng lượng thận.

     Thận điều khiển thận và nuôi dưỡng xương, làm cho xương sống động, mềm dẻo và đàn hồi. Khi thận khỏe thì cột sống cũng khỏe.

     Vị nếm phối hợp với bàng quang là vị mặn. Một lượng ít hay vừa phải muối thì làm cho thận mạnh lên, nhưng quá nhiều thì làm tổn thương thận: co rút lại và dẫn đến cao huyết áp.

     Năng lượng thận mở vào đôi tai, nuôi dưỡng nhĩ căn. Thính lực suy giảm là bắt nguồn từ mất quân bình thận.

     Thận cũng điều khiển tóc, tóc mạnh, óng ả hay mượt mà là dấu hiệu của thận mạnh. Tóc chẻ đầu mút, tóc gãy hay hói đầu là dấu hiệu của năng lượng thận suy yếu.

     Thận cung cấp khí đến vùng dưới hông: vì thế đau hai bên hông là dấu hiệu có vấn đề về thận.

     Như thế thận và gan là hai bộ phận chính yếu làm sạch, lọc máu.

     Thận nhận năng lượng khí tốt nhất từ 5 - 7 giờ chiều, bàng quang từ 3 - 5 giờ chiều. Sự mệt mỏi, yếu sức vào những giờ đó cho thấy thận mất quân bình.

     Thận ẩn tàng tài năng, khả năng và ân sủng đem chúng ta vào đời. “Ơn trên” không phải đi đến từ trên mà từ dưới. Trong Yoga, huyệt Kundalini, nguồn năng lượng tuôn chảy từ cuối cột sống lên trên, thận đến não, ở đó con người trực nhận ra chính mình hay sự chiếu sáng rọi tâm linh. Sự ngộ đạo hay giác ngộ được hiểu tương tự như vậy, rằng tâm thức bừng dậy từ sâu thẳm bên trong… Thận đóng một vai trò sống động trong quá trình này, bởi thế nét nhìn cả Tây phương lẫn Đông phương đều cho rằng thận là cơ quan đáng quý và đáng “sùng kính”.

     Thức ăn làm thận co rút là mỡ và muối, đặc biệt là mỡ từ thịt đỏ và phó mát cứng, trứng cũng có thể làm thận co rút, cũng thế sự sợ hãi, sự kích động (stress). Có một số dấu hiệu báo trước như: tăng trưởng dục tình, giấc ngủ không an lành và nghiến răng khi ngủ (trẻ em thường nghiến răng ban đêm). Sự co thắt thận làm máu lưu thông kém đi, làm lạnh tay, chân.

     Sự suy yếu hay giãn nở thận là nguyên nhân của một loạt vấn đề. Lo âu, sợ hãi quá mức, dục tình giảm xuống, thiếu ý chí, thiếu lòng quả cảm quyết đoán. Năng lượng thận suy yếu có thể đưa đến ù tai, trẻ em đái dầm.

     Lượng nước đủ, nước tinh khiết, thích đáng, là quan trọng cho sức khỏe của thận. Không có định mức chung nào phải theo, mà tùy theo từng người có nhu cầu nước thích hợp. Chúng ta hãy để cho cơ thể tự định mức lượng nước cần thiết bằng những phản ứng và số lần tiểu tiện.

     Đậu, hạt, làm tăng mạnh lên, và tốt cho chức năng chống đỡ thận, làm chóng lành bệnh. Muối là cần thiết khi nấu đậu vì làm cho đậu nở ra và làm cho dễ tiêu. Lượng thức ăn lên men mặn như nước dầm (cải dầm chẳng hạn) làm tăng cường chức năng thận, nhưng nếu nhiều quá thì có thể làm co rút thận, hại thận.

     Khi thận quá co rút thì dưa hấu làm tăng tiểu tiện và thải bỏ chất dư thừa cặn bã: dưa hấu làm thư giãn thận.

     Để làm lành bệnh thận, y khoa Tây phương cũng như Đông phương khuyên nên theo một chế độ ăn ít mỡ và cholesterol. Chỉ một ít muối, ăn đậu hàng ngày, một ít rong biển, một số rau xanh tươi, rau thơm rất tốt, trái cây và nước tinh khiết.

     Nên dùng thêm thức ăn chứa nhiều khoáng chất, rau, củ, thức ăn giàu Betacaroten (tiền vitamin A), thức ăn giàu muối khoáng là có trong rau xanh tươi, rong biển, ngũ cốc. Vitamin E (nhiều trong ngũ cốc). Vitamin C, Vitamin A, B hỗn hợp (đặc biệt B6). Muối khoáng, đặc biệt Magnesium, cây tầm ma, rễ gừng…

 

     BÀNG QUANG:

     Bàng quang giống như thận, bàng quang kết hợp với những tháng mùa đông. Bàng quang dễ bị ảnh hưởng bởi sợ hãi và stress. Vì thế cần thanh thản và bình tĩnh dù trong những tình thế khó khăn.

     Đau vùng lưng khi thận và bàng quang bị rối loạn.

     Nước tiểu bình thường màu vàng nhạt, mùi nhẹ. Nếu ăn nhiều trái cây, đường, rượu sẽ làm nước tiểu loãng, trái lại ăn nhiều muối mỡ, thức ăn động vật thì nước tiểu đậm đặc, dễ đưa đến khả năng sạn thận và bàng quang.

 

     .MEDIC ĐÔNG TÂY.