HÌNH 4

Thông tin Y dượcChuyện phụ nữ & làm đẹp

Quan niệm đông y: GIỮ GÌN SẮC XUÂN, HÃY BẢO VỆ TẠNG THẬN

 

       Nói đến tạng thận yếu, thì chúng ta thường nghĩ đến đây là bệnh của nam giới. Nam giới thận yếu dẫn đến vô sinh, xuất tinh sớm v.v … Vậy chị em phụ nữ chúng ta có bị yếu tạng thận hay không? Nhất định là cũng không thể tránh được. Hậu quả bệnh yếu thận của phụ nữ sẽ dẫn đến sự lãnh đạm trong sinh họat vợ chồng, vô sinh v.v…

       So với nam giới, dương khí của phụ nữ yếu hơn, cộng thêm gánh nặng của công tác và gia đình, ăn uống đồ lạnh, hoặc thường xuyên ở trong môi trường có máy điều hòa nhiệt độ, càng dễ bị yếu tạng thận, khiến chúng ta chóng già.

       Trong đông y thận yếu tức là khí huyết âm dương của thận mất cân bằng, sản sinh hàng loạt triệu chứng như: mệt mỏi, chân tay lạnh, tinh thần mỏi mệt, khô miệng, đau họng, nóng bức vã mồ hôi v.v… Những người yếu thận da dễ bị nhăn, già trước tuổi.

       Trước đây, những người bị yếu thận thường là những phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, những triệu chứng trong thời kỳ mãn kinh thường là do âm khí của thận bị suy nhược, như mất ngủ, nóng nảy, bứt rứt, rụng tóc, khô miệng, khô họng, thâm quầng mắt, tàn nhang v.v..., những hiện tượng này đều sẽ khiến chúng ta chóng già.

       Theo đà sự thay đổi của những thói quen trong sinh hoạt, những phụ nữ mới 20 - 30 tuổi bị yếu tạng thận cũng nhiều lên. Những nữ thanh niên "Dương khí thận yếu", phần lớn là do dương khí tỳ yếu gây nên, bởi vì, đặc điểm sinh lý của người phụ nữ là dương khí trong cơ thể tương đối yếu, cộng thêm gánh nặng trong cuộc sống, công tác bận rộn, tinh thần thường xuyên căng thẳng, trầm cảm v.v..., dễ gây nên chức năng tỳ vị của phụ nữ bị suy yếu, lâu ngày dẫn đến suy dương khí tỳ sẽ xuất hiện những triệu chứng như: sợ lạnh, ăn không ngon miệng, khó tập trung tư tưởng v.v...

 

       Thận và tỳ ảnh hưởng lẫn nhau:

       Bản năng của tạng thận có từ bẩm sinh, còn của tỳ thì về sau mới được hình thành, hai bộ phận chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau. Một khi dương khí của tỳ bị suy nhược lâu ngày sẽ làm dương khí của thận bị suy nhược, dẫn đến khí huyết âm của thận bị rối lọan, xuất hiện những triệu chứng suy thận. Do mức độ thận bị yếu của những chị em trẻ tuổi không nghiêm trọng bằng những chị em ở tuổi mãn kinh, vì vậy xuất hiện hiện tượng dương khí của thận yếu, nhưng nếu không kịp thời điều trị, thì người ít tuổi và người nhiều tuổi thời kỳ cuối cũng sẽ bị suy cả dương khí lẫn âm khí. Có liên quan đến việc người mắc bệnh tiểu đường ngày một trẻ hóa.

       Những chị em trẻ tuổi tạng thận yếu, có liên quan đến việc những người mắc bệnh tiểu đường ngày một trẻ hóa. Trong Đông y bệnh tiểu đường là do "Âm khí không đủ, thường xuyên bị nhiệt" gây nên, thường có những triệu chứng như: khô miệng, đi giải nhiều, dễ mệt mỏi, sút cân v.v... Bệnh tiểu đường sau khi phát triển đến thời kỳ giữa và thời kỳ cuối sẽ tổn hại đến âm khí của thận, dẫn đến suy thận, thậm chí đến thời kỳ cuối sẽ đồng thời ảnh hưởng cả đến dương khí của thận.

       Do Âm khí thận không đủ, dẫn đến suy tạng thận, trong khi kết hợp uống thuốc phải chú ý ăn uống, như: ít ăn những thức ăn lạnh, tính tình phải hòa nhã, không nên nóng nảy, rèn luyện sức khỏe một cách hợp lý v.v…, đều có thể giúp cho bệnh tình được thuyên giảm.

 

       .MEDIC ĐÔNG TÂY.