HÌNH 4

Thông tin Y dượcCột sống

HỌC TRÒ GÙ LƯNG

     Bước vào mùa hè ánh nắng chan hòa, tia tử ngoại rất mạnh, thế nhưng trong số những trẻ em đến khám bệnh, những trẻ em bị bệnh gù lưng vẫn rất nhiều. Chuyên gia cho biết, mùa đông và mùa xuân tia tử ngoại yếu, nên rất dễ mắc bệnh gù lưng, phơi nắng có thể tăng thêm hiệu quả tổng hợp hình thành Vitamin D của da, thế nhưng trong mùa hè tia tử ngoại rất mạnh mà vẫn có trẻ em bị bệnh gù lưng, đây hoàn toàn là do cách nuôi trẻ không được khoa học gây nên, vì vậy, các phụ huynh phải chú ý.

     Trẻ em mắc bệnh gù lưng là do nuôi trẻ không khoa học hoặc do hấp thu ánh nắng mặt trời không đủ gây nên, do thiếu Vitamin D, khiến cho sự trao đổi chất canxi và phốt pho bị rối loạn, dẫn đến căn bệnh xương bị vôi hóa. Bệnh gù lưng phát bệnh rất chậm, nên không mấy khi được coi trọng, bị bệnh gù lưng sẽ làm giảm sức đề kháng của trẻ, khiến trẻ dễ bị viêm phổi, đi ngoài v.v..., ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của trẻ, vì vậy nhất định phải điều trị kịp thời. Điều trị bệnh gù lưng chủ yếu là bổ sung Vitamin D, với cách là ăn những thức ăn có hàm lượng Vitamin D3, như: cá, gan, trứng, sữa v.v..., còn một cách đơn giản nữa là phơi nắng để da tiếp xúc với tia tử ngoại, rồi sau đó hình thành trong cơ thể.

     Thế nhưng xem ra trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều phụ huynh vì đến mùa hè, sợ con bị nóng hoặc phơi nắng sợ da đen, nên cho con ở trong nhà cho mát mẻ, thậm chí cả ngày mở điều hòa nhiệt độ. Đây là một sai lầm rất lớn, không nên vì thời tiết thay đổi, mà giảm bớt thậm chí không cho bé tiếp xúc với bên ngoài, đối với trẻ hoạt động ở ngoài trời một cách thích hợp là điều cần thiết. Đồng thời không nên cho trẻ thường xuyên ở trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ, bởi vì da của bé còn non nớt, lớp mỡ dưới da ít, mao mạnh rất nhiều, trung khu điều tiết nhiệt độ cơ thể còn chưa phát triển hoàn thiện, nếu như dùng máy điều hòa nhiệt độ không thích đáng, khiến cho trung khu điều tiết nhiệt độ cơ thể và trung khu tuần hòan máu mất cân bằng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bé, dẫn đến bệnh gù lưng, mà còn dễ mắc các chứng bệnh như: cảm, sốt, ho,v.v..., mà thừơng gọi là bệnh "điều hòa".

      Một sai lầm nghiêm trọng nữa là, có nhiều phụ huynh không nắm được nguyên nhân mắc bệnh gù lưng là do thiếu Vitamin D, họ tưởng rằng bị gù lưng là do thiếu canxi, nên cho bé bổ sung canxi, bổ sung quá nhiều caxi cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sinh trưởng của bé, với những triệu chứng chủ yếu là cả người bị phù, ra nhiều mồ hôi, chán ăn, buồn nôn, táo bón, tiêu hóa không tốt, v.v... Ngoài ra, trẻ em bổ sung quá nhiều chất canxi, còn có thể làm hạn chế sự phát triển của não, đồng thời ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của trẻ. Khi nồng độ canxi trong máu quá cao, chất canxi sẽ tích tụ ở xung quanh võng mạc ảnh hưởng đến thị lực, tích đọng ở niêm mạc vách tim sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tim, tích tụ trên vách mạnh máu sẽ khiến cho bệnh sơ cứng động mạch càng thêm trầm trọng, v.v…

     Bệnh gù lừng là một căn bệnh mà nhiều người mắc phải, lúc ban đầu có những triệu chứng rối loạn thần kinh sinh học như: nóng nẩy, bứt rứt, thường xuyên quấy khóc, khi ngủ hơi có tiếng động là giật mình, ra nhiều mồ hôi v.v..., do bé ra nhiều mồ hôi nên thường cọ đầu vào gối, vì vậy mà thường bị trụi một đám tóc. Cha mẹ phải thường xuyên cho bé phơi nắng, chú ý không nên cho bé phơi nắng cách lớp kính, cũng không nên để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé. Phải sắp xếp ăn uống cho hợp lý, trẻ sơ sinh nên cho bé bú sữa mẹ, lớn một chút phải chú ý cho bé ăn thêm những chất cần thiết, các thức ăn phải hợp với khẩu vị của bé, nên nhớ rằng một khi bé mắc bệnh gù lưng không nên bổ sung canxi một cách tùy tiện.

 

     .MEDIC ĐÔNG TÂY.