HÌNH 4

Thông tin Y dượcKhớp

CHẤN THƯƠNG XƯƠNG KHỚP – Cần được xử trí đúng cách.

      Hoạt động thể thao mạnh, thường xuyên tập thể hình hay làm những việc nặng gây áp lực lên khớp xương… tạo nên nguy cơ gây thương tổn cho cơ thể.

 

       Thương tổn ảnh hưởng trực tiếp lên xương, cơ bắp, sụn khớp và mô liên kết cũng như dây chằng. Hầu hết thương tổn đều có hình thành từ trước và có thể dự phòng tái phát, nên không cần thiết phải ngưng hẳn các hoạt động thể thao hay cơ bắp trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu không nhận thức được đúng đắn về mức độ thương tổn và xem nhẹ tình hình lâu ngày có thể dẫn đến mãn tính và trở nên khó chữa trị.

       Sau đây là những loại chấn thương thường gặp và cách giới hạn thương tổn…

      

       Nguyên nhân gây thương tổn:

       Chấn thương thường gặp nhất trong hoạt động thể thao là gãy xương, trật khớp mắt cá chân, bong gân. Loại chấn thương này xảy ra đột ngột do va chạm, xung đột nên khó phòng tránh. Một số chấn thương khác có thể được dự phòng vì xảy ra trong hình huống nhất định. Chấn thương có 2 dạng là ngoại thương (bên ngoài cơ thể) và nội thương (bên trong cơ thể).

      

        Những yếu tố nguy cơ gây chấn thương:

        Do quá sức chịu đựng của cơ thể. Các tế bào mô có khả năng chịu đựng những căng thẳng nhất định, khi gặp một lực tải quá giới hạn cơ thể các tế bào mô sẽ bị tổn thương.Vì vậy khi quyết định theo đuổi một chương trình tập thể hình lâu dài, cần chú ý xem xét về khả năng chịu đựng tải trọng lên xương khớp và luyện tập với cường độ chậm từ thấp đến cao để giúp cho cơ thể có thời gian thích nghi và tránh thương tổn.

        Ngoài ra, kỹ thuật kém trong khi chơi thể thao cũng là nguyên nhân gây nên chấn thương, một số môn thể thao có những chấn thương đặc trưng như trật khớp khuỷu khi chơi môn quần vợt (tennis), xảy ra khá phổ biến do thao tác kỹ thuật không chính xác hay do lặp đi lặp lại những thao tác sai khiến tăng tải trọng lên các mô lâu dần đưa đến thương tổn.

       Trang phục sai khi chơi thể thao cũng thường gây tổn thương tổn, những phụ trang đặc biệt như giày, nón, băng khuỷu tay… cũng cần chú ý. Nhất là những môn thể thao có liên quan đến xung động, va chạm như chạy - nhảy cần đặc biệt chú ý mang giày thích hợp có thể nâng đỡ và giảm xung động cho cơ thể là điều cần thiết. Vì vậy cần xem xét lựa chọn giày và các phụ trang thật kỹ lưỡng.

       Trước khi chơi thể thao luôn nhớ động tác khởi động, vì  rất nhiều tế bào mô, nhất là cơ bắp có phản ứng tốt hơn khi được khởi động tốt toàn bộ cơ thể, đồng thời tăng cường lưu thông máu huyết đến cơ bắp khiến chúng có phản ứng nhanh nhạy hơn. Sau mỗi bài tập thể thao, luôn phải nhớ điều hòa cơ thể để cơ thể mau trở lại trạng thái bình thường, cũng như cần có những bài tập linh hoạt xuyên suốt những bài tập nặng, tránh tổn hại cho cơ thể.

        Nguy cơ nội thương bao gồm những yếu tố liên quan đến hình dạng và kết cấu của sụn khớp chính trong cơ thể. Điển hình như khớp xương quay ngược vào trong và có dạng vòm tạo ra những dị tật ở chân, ống quyển và đầu gối như gây chân vòng kiềng hay đầu gối bị khuỳnh vào nhau.

       

        Những yếu tố nguy cơ gây nội thương:

        -  Chiều dài cẳng chân không đồng bộ.

        -  Cơ bắp yếu hoặc không cân đối.

        -  Khả năng linh hoạt giới hạn.

        Sự kết nối các khớp xương lỏng lẻo không đủ sức điều khiển và cố định xương khớp khi cơ thể hoạt động.

        Thừa cân cũng làm tăng tải trọng lên kết cấu cơ bắp, sụn, khớp khi cơ thể vận động.

       

        Phải làm gì khi bị chấn thương?

        Chỉ có những chấn thương nghiêm trọng như gãy xương hay thoát vị dây chằng mới đòi hỏi theo dõi y khoa, hầu hết những dạng chấn thương khác đều không có gì nguy kịch và chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi tịnh dưỡng để dần hồi phục.

        Khi bị chấn thương, cơ thể hay bị sưng, tấy đỏ, đau nhức, mệt và tăng nhiệt độ cơ thể. Chứng viêm là biểu hiểu hiện khả năng phản ứng của cơ thể tự chữa lành (self-healing) bằng cách loại bỏ ra khỏi máu những tế bào hư tổn.

        Tuy nhiên, sự phù nề (swelling) cũng gây trở ngại cho quá trình tự làm lành của cơ thể, tốt nhất là nên áp dụng những phương pháp bổ sung hay pbòng tránh chấn thương ngay khi bắt đầu những động tác luyện tập thể thao.

       

        Những cách xử lý chấn thương tạm thời:

        Dùng thuốc chống viêm không có chứa dược chất Steroid (hay Cortisteroids) non-steroidal  antinflamatory drug) như biệt dược Ibuprofen, với tác dụng giúp giảm sưng, nhức và kháng viêm (anti-inflammation).

        Chườm đá lạnh hoặc dược phẩm lạnh lên chỗ sưng để làm dịu cơn đau nhức và giảm sưng. Tuy nhiên, không được đặt đá lạnh trực tiếp lên vùng da bị chấn thương mà phải bọc đá lạnh qua một lớp vải hay khăn ráy dai.

        Sử dụng băng gạc nén giúp khoanh vùng chấn thương, giới hạn viêm sưng.

        Kê cao vùng chấn thương, làm giảm lưu chuyển máu và giảm sưng hiệu quả.

        Hạn chế vận động, cần nghỉ ngơi tịnh dưỡng để cơ thể dần hồi phục.

        

       Những phương cách trị liệu thích hợp:

        Nếu chỉ bị sưng đau mà không đến mức nghiêm trọng, cần nghỉ ngơi và hạn chế vận động đối với vùng bị tổn thương đau nhức. Nếu là chấn thương do hoạt động thể thao, có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia vật lý trị liệu các chấn thương do thể thao, hay một bác sĩ đa khoa để được chuyển đến một trong các khoa trị liệu sau để được áp dụng phương cách điều trị đúng đắn :

        - Phương pháp vật lý trị liệu thường áp dụng một chuỗi thao tác trong thời gian dài hay những kỹ năng vật lý tác động thường xuyên lên vùng chấn thương, thường được tiến hành tại cơ sở y học chuyên khoa vật lý trị liệu. Đây là một lĩnh vực rộng lớn và có rất nhiều bác sĩ chuyên khoa vật lý trị liệu chuyên sâu cho từng lĩnh vực trị liệu cơ thể về xương - khớp, vì thế bác sĩ đa khoa sẽ khám tổng quát và có ý kiến đề xuất chuyển tuyến điều trị phù hợp đối với từng trường hợp chấn thương cụ thể.

        - Phương pháp điều trị chi dưới chuyên chẩn đoán và điều trị những rối loạn liên quan đến bàn chân và chi dưới, giúp ngăn ngừa và giảm đau để không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe hoặc đôi khi phải tiến hành thủ thuật cố định xương ở vị trí chuẩn xác nếu bị lệch khớp.

        - Phương pháp nắn xương là phương pháp trị liệu tập trung về vấn đề xương – cơ, khớp và dây chằng, vận dụng những kỹ năng vật lý trị liệu thông thường.

                                             

        Nói tóm lại, cơ thể con người chúng ta là một khốt rất mong manh, một khi bị chấn thương chúng ta cần biết nhận thức về tình trạng thương tổn xảy ở bất kỳ bộ phận nào của mình nói chung,  thương tổn về xương - khớp nói riêng, hầu có phương cách điều trị ban đầu thật thích hợp, giúp tránh được những di chứng không đáng có cho cơ thể.

 

     .MEDIC ĐÔNG TÂY.