HÌNH 4

Thông tin Y dượcHỏi đáp Covid-19

NGUY CƠ LÂY NHIỄM COVID-19

       Khoảng cách bao nhiêu gọi là an toàn?

       Các giọt hô hấp lớn lan rộng trong vòng 6 feet (khoảng 2 mét) của một người truyền nhiễm, nhưng SARS-CoV-2 đôi khi có thể lan rộng hơn 20 feet (khoảng 6 mét) thông qua các hạt bụi nhỏ có thể kéo dài trong không khí và lây nhiễm qua các khoảng cách trước đây được coi là an toàn.

Khoảng cách an toàn phải ít nhất 2 mét.


  1.        Thế nào là tiếp xúc gần?

       Một tiếp xúc gần là một người:

       Đã ở trong vòng 6 feet (khoảng dưới 2 mét) cạnh người nhiễm bệnh trong tổng cộng 15 phút trở lên hoặc trong khoảng thời gian trên 24 tiếng bắt đầu từ 48 giờ trước khi xuất hiện các triệu chứng (trong trường hợp không có triệu chứng).

       Ví dụ: đối với người đã có biểu hiện bệnh hay được xác định dương tính thì người tiếp xúc gần khi tiếp xúc < 2 mét liên tục 15 phút.

                 Đối với người có triệu chứng lúc 9g sáng hôm nay, thì người tiếp xúc liên tục > 24 tiếng với người này trong 48 giờ (2 ngày trước đó).


  1.        Có quy định mức độ tiếp xúc và nguy cơ nhiễm bệnh không?

       Có.

       Phân loại tiếp xúc và nguy cơ như sau:

       - Mở thùng thư, lấy thư (cấp độ 1)

       - Đổ xăng, lấy đồ nhà hàng mang về nhà, đi cắm trại (cấp độ 2)

       - Đi chợ mua thực phẩm (cấp độ 3)

       - Ra ngoài đi dạo, chạy bộ, đạp xe, đánh golf (cấp độ 3)

       - Đi ăn nhà hàng ở bàn ba, bốn người (cấp độ 4)

       - Ngồi chờ trong phòng khám bác sĩ (cấp độ 4)

       - Đi mua sắm trong các siêu thị, trung tâm thương mại (cấp độ 5)

       - Tụ tập người quen, tiệc món thịt nướng (cấp độ 5)

       - Đi tắm biển (cấp độ 5)

       - Dự tiệc, ăn tối nhà người bạn (cấp độ 5)

       - Thăm họ hàng, người thân, bạn bè (cấp độ 6)

       - Làm việc ở văn phòng trong một tuần (cấp độ 6)

       - Gửi con đi nhà trẻ, trường học, trại hè (cấp độ 6)

       - Ôm hôn, bắt tay (cấp độ 7)

       - Chơi bóng rổ, bóng bầu dục (cấp độ 7)

       - Đi máy bay, di chuyển tại sân bay (cấp độ 7)

       - Đi cắt tóc, gội đầu (cấp độ 7)

       - Đi tập thể dục ở các phòng gym (cấp độ 8)

       - Đi ăn nhà hàng buffet (cấp độ 8)

       - Đi đến nơi thờ phụng (nhà thờ, chùa…) với hơn 500 người tập trung (cấp độ 9)

       - Đi đến sân vận động, sân bóng đá… (cấp độ 9)

       - Đi quán nhậu, quán bar (cấp độ 9)


  1.        Người ra công viên tập thể dục lúc không có ai thì có được gỡ bỏ khẩu trang không?

       Như các yếu tố virus Corona tồn tại trong môi trường đã phân tích ở trên, người tập thể dục nên đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn nhất cho mình & cộng đồng.

       Hoặc người dân nên chuyển sang các động tác tập thể dục tại nhà mình, trong thời gian dịch bệnh, để đảm bảo an toàn khỏi Virus Corona.


  1.        Người đã mắc bệnh sẽ lây cho người xung quanh vào những ngày nào của bệnh?

       Một người dễ lây bệnh nhất trong vài ngày trước và sau khi xuất hiện các triệu chứng, vào thời điểm đó, lượng virus trong dịch tiết là lớn nhất. Virus SARS-CoV-2 lây lan dễ dàng giữa người. Nói chung, sự tương tác càng gần với người bị bệnh thì nguy cơ lây lan virus càng cao.


  1.        Một người tiếp xúc nguy cơ thì bao lâu có biểu hiện bệnh (nếu có mắc Covid-19)?

       Thời gian ủ bệnh (từ khi tiếp xúc đến khi có triệu chứng) dao động từ 2 đến 14 ngày, trung bình là 4 đến 5 ngày.

 

  1.        Có trường hợp mắc Covid-19 mà không có biểu hiện bệnh không? Nếu có, làm sao để phát hiện & ngăn ngừa những người này lây lan cho người xung quanh?

       Có.

       Để phát hiện các trường hợp mắc Covid-19 mà không có biểu hiện bệnh, ta cần xét nghiệm cho người có yếu tố nguy cơ tiếp xúc gần với người mắc bệnh (phân theo các F1 đến F4) để phát hiện sớm trường hợp Dương tính & xử trí kịp thời.

       Đồng thời, trong thời đại dịch, chúng ta nên trang bị bảo hộ (khẩu trang, sát khuẩn…) và giữ khoảng cách an toàn (với tinh thần bất cứ ai cũng có thể là F0).


  1.        Covid-19 có lây qua đường tình dục giống HIV không?

       Tình dục là chắc chắn tiếp xúc gần, nên sẽ lây bệnh nếu 1 trong 2 người có mắc Covid-19.

       Tuy nhiên, đường lây của Covid-19 khác so với đường lây của HIV.

 

Tham khảo:

- MSD phiên bản dành cho chuyên gia.

- WHO: Tổ chức Y tế Thế giới.

- CDC Organization: Trung tâm kiểm soát & phòng ngừa dịch bệnh.

 

Bài viết liên quan:

- Tìm hiểu về virus Corona.

- Test Covid-19.

- Biểu hiện khi mắc Covid-19.

- Vaccine Covid-19 - những điều cần biết.


 

.MEDIC ĐÔNG TÂY.