HÌNH 4

Thông tin Y dượcĐau đầu, stress, rối loạn giấc ngủ

NGỦ VỪA ĐỦ ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE

       Ngủ ngon là điều rất quan trọng đối với sức khỏe. Một giấc ngủ sâu và ngon lành giúp bạn khỏe mạnh và thư thái. Ngủ ít và không đủ thời gian có thể gây ra những bất lợi về mặt sức khỏe. Tuy nhiên, ngủ nhiều cũng gây ra không ít tác động tiêu cực.

       Ngủ ngon là điều rất quan trọng đối với sức khỏe. Một giấc ngủ sâu và ngon lành giúp bạn khỏe mạnh và thư thái. Ngủ ít và không đủ thời gian có thể gây ra những bất lợi về mặt sức khỏe. Tuy nhiên, ngủ nhiều cũng gây ra không ít tác động tiêu cực.

       Phức tạp quá! Vậy ngủ bao nhiêu thì “bị” cho là nhiều? Xin thưa, đáp án là hơn 9 giờ/ ngày. Kết quả từ một công trình nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên ngủ nhiều rất dễ trở thành “nạn nhân” của những căn bệnh như suy nhược thần kinh, tính khí thất thường, ảnh hưởng xấu đến tâm lý như rất dễ nổi cáu, hay có cái nhìn và quan điểm rất bi quan về cuộc sống, về những người xung quanh.

       Không chỉ dừng lại ở đó, hơn 50% trong số những người ngủ nhiều là đối tượng “tấn công” của chứng bệnh nguy hiểm như đột quỵ, các bệnh tim mạch, hay tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với những người chỉ ngủ từ sáu đến tám giờ trong một đêm.

       Nhiều người “tranh thủ” ngủ ngày, theo kiểu ngủ gà ngủ gật. Đó có thể coi là một tình trạng rối loạn giấc ngủ, khiến bạn rất khó tỉnh táo hoàn toàn và năng suất làm việc sẽ giảm sút rõ rệt. Bệnh này rất hay bị chẩn đoán lầm với trầm cảm hoặc những tình trạng bị ức chế thần kinh. Dấu hiệu thường gặp là tình trạng liên tục bị buồn ngủ. Triệu chứng mất trương lực cơ đột ngột cũng rất thường thấy, có thể gây ra nhiều biến đổi sinh lý, như nói lắp, nói ngọng, kéo dài vài giây đến vài phút. Cảm xúc mạnh như vui hoặc buồn quá độ có thể làm khởi phát triệu chứng này. Bởi vậy, ông bà ta đã đúc kết: “Đời người chỉ một gang tay, ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.”

       Ngoài ra, nếu ngủ quá nhiều bạn sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh:

       1. Thiếu máu não và tiểu đường:

       Ở người cao tuổi, độ đông đặc máu rất cao. Thời gian ngủ quá nhiều có thể làm gia tăng độ đông đặc của máu, dễ dẫn đến các bệnh liên quan tới hệ thống máu lên não, trong đó có hiện tượng thiếu máu não.

       Một nghiên cứu khác khẳng định: người ngủ không đủ sáu giờ/ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp hai lần. Còn nếu thời gian ngủ quá tám giờ, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn ba lần. Riêng những người ngủ bình quân dưới bốn giờ/ngày hoặc trên 10 giờ/ngày, dù nam hay nữ, đều có tỷ lệ tử vong cao.


       2. Các bệnh về hô hấp, tim mạch và bệnh về đường tiêu hóa:

       Không khí trong phòng ngủ lúc sáng sớm thường không trong lành. Dù bạn mở cửa sổ, trong phòng vẫn có một luồng không khí chứa lượng lớn vi khuẩn, virus, khí CO2 thải ra từ cây cối và bụi. Tất cả đều ảnh hưởng tới khả năng đề kháng với hệ hô hấp. Cho nên đối với người ngủ nhiều, phòng ngủ quá kín cộng thêm không khí trong phòng quá ô nhiễm, họ dễ bị mắc các bệnh cảm cúm và ho. Lúc vận động, tim thường đập rất nhanh, các cơ tim co bóp mạnh hơn, quá trình tuần hoàn máu của tim tăng nhanh. Lúc cơ thể nghỉ ngơi, nhịp tim, sự co bóp của các cơ tim và sự tuần hoàn máu giảm xuống. Ngủ quá nhiều sẽ phá hủy quy luật vận động và nghỉ ngơi của tim. Cứ như thế, tim sẽ mệt mỏi vì sự co bóp. Chỉ cần một chút cử động nhẹ nhàng của cơ thể cũng khiến tim đập nhanh và loạn nhịp.

       Bên cạnh đó, ngủ quá nhiều, bạn sẽ không ăn cơm đúng giờ. Dạ dày sôi lên vì đói, làm rối loạn quá trình tiết dịch vị, ảnh hưởng tới chức năng của cơ quan tiêu hóa.

 

        3. Giảm trí lực:

       Người ngủ quá nhiều có thể dẫn tới lười biếng, cơ thể suy yếu, mệt mỏi, tinh thần kém minh mẫn, thậm chí làm giảm trí lực. Sau một đêm nghỉ ngơi, các bắp thịt và khớp xương đều trở nên lỏng lẻo. Ngủ dậy và vận động ngay có thể làm dãn các cơ, gia tăng khả năng lưu thông máu tới các cơ, làm cho hệ xương và các bó cơ ở trong trạng thái phục hồi. Với người mê ngủ, hệ thống các bó cơ đã bỏ qua giai đoạn quan trọng này. Khi ngủ dậy, họ cảm thấy chân nhũn ra, lưng đau nhức, toàn thân uể oải.

       Vậy ngủ bao lâu mỗi ngày sẽ có lợi cho sức khỏe? Người trưởng thành cần ngủ 6 – 8 giờ/ ngày. Người già ngủ ít hơn mức này khoảng 1 – 2 giờ.