HÌNH 4

Thông tin Y dượcThông tin về bệnh ung thư

Qúy vị có biết, ung thư được nuôi dưỡng bằng đường?

Qúy vị có biết, ung thư được nuôi dưỡng bằng đường?


       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       Mức tiêu thụ đường tinh chế đã có sự gia tăng bùng nổ. Trong khi gen của chúng ta đã quen với các thức ăn chỉ chứa 2 kg đường tiêu thụ trong một năm trên một người thì ngày nay mức tiêu thụ này đã tăng lên 5 kg/ năm/ người vào năm 1960 và đến cuối thế kỷ hai mươi lên đến 30 kg ở Pháp và 70 kg ở Mỹ.

       Nhà sinh lý học Otto Heinrich Warburg đã nhận giải thưởng Nobel Y học nhờ tìm ra sự chuyển hóa của các bướu ung thư tùy thuộc vào nhiều mức độ tiêu thụ glucose (glucose là dạng biến đổi của đường khi vào cơ thể và sau đó đã được chuyển hóa). Thật thế, máy cắt lớp PET thường được sử dụng để phát hiện bệnh ung thư thật ra hoạt động bằng cách đo những vùng của cơ thể tiêu thụ nhiều glucose nhất. Nếu ở một nơi nào đó có sự khác biệt về mức tiêu thụ glucose quá lớn so với vùng khác thì xác suất nhiễm ung thư của vùng ấy là rất lớn.

       Khi chúng ta ăn đường hay tinh bột trắng, mức độ glucose trong máu tăng rất nhanh (đó là những thức ăn có chỉ số đường cao). Cơ thể chúng ta sẽ tiết ra chất Insulin để cho glucose có thể xâm nhập vào các tế bào. Sự tiết Insulin sẽ được kèm theo với sự giải phóng một loại phân tử khác IGF có đặc tính là kích thích sự tăng trưởng của các tế bào. Tóm lại đường nuôi dưỡng và giúp các tế bào gia tăng nhanh chóng.

       Song song với tác dụng trên Insulin và IGF, nó còn có tác dụng chung là làm tăng mạnh các yếu tố gây viêm mà chúng ta đã nói ở các chương trên, đó là phân bón nuôi dưỡng các bướu ung thư.

       Hiện nay người ta biết rõ những liều Insulin và IGF tiết ra ồ ạt chẳng những kích thích trực tiếp sự phát triển các tế bào ung thư(19) mà còn làm tăng khả năng các tế bào ấy đi xâm chiếm các mô lân cận(20). Hơn thế nữa, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy là sau khi tiêm các tế bào ung thư vào vú chuột thì chuột phản ứng yếu hơn với các thuốc dùng trong hóa trị sau khi Insulin được kích hoạt bởi sự hiện diện của đường(21). Từ đó người ta kết luận rằng nên phát triển một loại thuốc mới chống ung thư có tác dụng làm giảm sự gia tăng đột ngột của lượng Insulin và IGF trong máu. Không cần chờ đợi sự xuất hiện của các loại thuốc này, chúng ta nên giảm bớt trong khẩu phần mức tiêu thụ đường tinh chế và tinh bột trắng thì hàm lượng Insulin và IGF trong máu sẽ giảm đáng kể. Kết quả của biện pháp này có thể nhanh chóng được nhận thấy qua thí dụ trên da.

       Thật thế, mối liên quan giữa một bên là đường cho vào cà phê, kẹo, mứt, bánh mì trắng ăn chung với mứt, một bên là hiện tượng viêm ngầm nuôi dưỡng ung thư, có thể đo trực tiếp trên mụn trứng cá. Loren Cordain là nhà nghiên cứu dinh dưỡng ở đại học Colorado khi biết rằng có một số dân cư có phong tục rất khác phong tục của chúng ta không có bệnh mụn trứng cá (mà một trong nguyên nhân chính gây ra bệnh là do viêm lớp da ngoài) nên ông muốn tìm hiểu lý do. Trên nguyên tắc điều này không thể xảy ra được vì có 95% thiếu niên dưới 18 tuổi bắt buộc phải bị mụn trứng cá. Cordain cùng một nhóm chuyên gia bệnh da liễu đến khám 1.200 em vị thành niên của đảo Kitavan ở Tân Ghi - nê và 130 người da đỏ Aché sống cô lập ở Paraguay. Trong cả hai nhóm dân cư này họ không tìm thấy bất cứ một vết mụn trứng cá nào. Trong bài báo đăng trong tạp chí Archives et Dermarologic, các nhà nghiên cứu trên cho rằng sự khám phá đáng ngạc nhiên ấy là do các dân tộc trên vẫn giữ chế độ dinh dưỡng truyền thống của tổ tiên, không dùng bất cứ nguồn đường tinh chế hay bột mì trắng, do đó trong máu của họ không có Insulin và IGF(22).

       Ở Úc các nhà nghiên cứu đã thuyết phục được một số thiếu niên ở các nước phương Tây thử dùng trong 3 tháng một chế độ ăn ít đường và bột mì trắng. Sau vài tuần lượng Insulin và IGF trong máu và bệnh mụn trứng cá đã thuyên giảm rõ rệt(22,23).

       Trong nửa cuối thế kỷ XX một loại đường thay thế lấy từ một loại cỏ dại được đem vào trong dinh dưỡng, đó là sirô fructose trích từ bắp (thật ra đó là một hỗn hợp fructose và glucose) trong khi cơ thể chúng ta đang phải đối phó với gánh nặng của đường tinh chế, chúng ta lại tiếp tục bị tràn ngập bởi loại sirô đường này có mặt trong hầu hết các thực phẩm công nghiệp. Loại đường đông đặc này đối với đường tự nhiên có thể so sánh với á phiện đối với cây thuốc phiện. Lấy ra khỏi các matrix tự nhiên (trong tất cả các trái cây đều có fructose), Insulin không thể quản lý hết loại sirô này đã gây tổn hại cho các mô và trở thành một chất độc hại.

       Tất cả các kết quả tìm được đều cho thấy rằng sự gia tăng bùng nổ của các mức tiêu thụ đường góp phần vào sự gia tăng của lượng Insulin và IGF trong cơ thể giúp cho bệnh ung thư lan rộng và trở thành một đại dịch. Người ta đã khảo sát ảnh hưởng của các thực phẩm có các chỉ số đường khác nhau lên sự phát triển của các bướu ung thư trên chuột đã được tiêm các tế bào ung thư vú. Sau hai tháng rưỡi 2/3 trong số 24 con chuột có lượng glucose trong máu tăng dần đều đã chết còn trong số chuột đã được nuôi dưỡng theo một chế độ không làm tăng lượng glucose trong máu, chỉ có một con chết(26). Lẽ tất nhiên chúng ta không thể nào lập lại thí nghiệm ấy trên con người nhưng nghiên cứu so sánh giữa các dân cư phương Tây và phương Đông đều đi đến gợi ý này.

       Ngoài ra chúng ta còn biết rằng những người mắc bệnh tiểu đường (có lượng glucose trong máu cao) dễ bị ung thư hơn người trung bình(27). Trong một nghiên cứu ở Mỹ và Canada, bác sĩ Susan HanKinson đã cho thấy với những phụ nữ dưới 50 tuổi, những người có lượng IGF cao nhất có rủi ro mắc ung thư vú cao hơn gấp 7 lần so với những phụ nữ có lượng IGF thấp nhất(28). Một nhóm nhà nghiên cứu khác của các đại học Harvard Mc Gill (Montréal) và San Francisco đã tìm thấy các kết quả tương tự với bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Rủi ro mắc ung thư với những người có lượng IGF lớn nhất cao gấp 9 lần(29,30). Chỉ số đường cao trong thực phẩm cũng có ảnh hưởng trên ung thư tụy(31), trực tràng(32,33) và buồng trứng(34).

       Tất cả các bài báo khoa học đều làm cho chúng ta phải đi đến kết luận rằng muốn tránh bệnh ung thư ta phải giới hạn một cách đáng kể mức tiêu thụ đường và tinh bột trắng. Hãy tập đừng thêm đường vào cà phê (dễ thực hiện hơn nếu ta dùng trà) mỗi tuần chỉ nên ăn tráng miệng bánh ngọt 1 đến 3 lần, nhưng không giới hạn với trái cây nếu không rắc đường hoặc dùng trái cây kèm theo sirô hoặc dùng các chất thay thế đường không tạo ra sự gia tăng đột biến của glucose, Insulin và IGF.

        Ta nên ăn bánh mì gồm nhiều loại ngũ cốc (lúa mì chung với yến mạch, lúa mạch, cây lanh) nhằm làm chậm lại sự hấp thu của đường hay còn có thể dùng bánh mì làm từ bột nổi truyền thống thay vì dùng bột nổi hóa học (loại bột nổi này thông dụng hơn nhiều làm tăng chỉ số đường của bánh mì). Tương tự như nên tránh ăn gạo trắng nên thay gạo này bằng gạo lức có chỉ số glucose thấp hơn. Như sẽ thấy trong các chương sau dành cho các thức ăn chống ung thư, ta nên ăn nhiều rau, đậu. Các loại này sẽ giúp ta từng bước chống lại sự tăng trưởng của ung thư nhờ có những hoạt chất hóa thực vật rất hữu hiệu.

Chất có chỉ số đường cao

(Cần giảm hay tránh)

Chất có chỉ số đường thấp (Nên dùng ưu tiên)

Đường trắng hay nâu, mật, dextroz, đường bắp

Chất trích từ thiên nhiên (sirô dứa dại), xylitol, glycin, sôcôla (trên 70% cacao)

Tinh bột trắng, bột mì trắng, gạo trắng, tránh dùng điểm tâm có đường

Lúa mì, ngũ cốc, gạo lức, lúa mạch, hạt kê

Khoai tây nhất là pu rê khoai tây. Corn flake (bột bắp nướng)

Khoai lang nhất là khoai lang đỏ, đậu voi, đậu lăng

Mứt, trái cây nấu đường, Trái cây tươi, phúc bồn tử, các trái có màu đỏ có tác dụng điều hòa mức glucose

 

Siro

 

Thức ăn có đường, soda

Nước trái cây chống trực tiếp bệnh ung thư (nhưng không được thêm đường)

Nước chanh vắt, cam, quýt, trà xanh

Rượu uống ngoài bữa ăn

Một ly rượu vang ngay sau bữa ăn

 

Tỏi, hành và một số rau thơm làm giảm sự tăng đột biến của insulin

Bảng 1: Chọn thức ăn theo chỉ số đường nhiều nghiên cứu cho thấy sự bùng nổ mức tiêu thụ đường qua sự gia tăng lượng insulin trong cơ thể đã dẫn đến dịch ung thư. Do đó cần tránh các thức ăn có “chỉ số đường cao” và nên chọn thức ăn có “chỉ số đường thấp”.

       Nên tránh ăn bánh kẹo, nhai một ít bánh “giữa các bữa ăn”, ăn bánh hoặc đường giữa các bữa ăn sẽ làm cho lượng Insulin tăng mạnh vì sự hiện diện của các thức ăn nhất là xơ chứa trong rau quả hay các chất béo tốt như dầu ô liu hay bơ trang trại sẽ làm chậm sự hấp thu đường và làm giảm bớt các mũi Insulin. Ngoài ra một số rau tốt như hành, tỏi, quất giúp cơ thể chống lại sự gia tăng lượng đường trong máu.

(Nguồn tài liệu: Servan - Schreiber, 2011. Anti Cancer.  NXB Trẻ).

 

.MEDIC ĐÔNG TÂY.