HÌNH 4

Thông tin Y dượcTim - mạch - bệnh chuyển hóa - tai biến mạch máu não

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (TIỂU ĐƯỜNG) CÓ MẤY TYPE (TÍP)?

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (TIỂU ĐƯỜNG) CÓ MẤY TYPE (TÍP)?




     Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Insulin. Đây là một chất do tế bào ở tuyến tụy của chúng ta tiết ra, nó có tác dụng hướng dẫn cơ thể ta sử dụng, cũng như dự trữ đường đúng nơi, đúng mục đích.

     Insulin giúp cho các tế bào tại cơ bắp & não tiếp nhận & sử dụng Glucose, giúp tế bào gan thu nhận Glucose vô, dự trữ để sử dụng ngay khi cần thiết. Do vậy, khi thiếu Insulin sẽ làm cho các tế bào của các cơ quan đó kém sử dụng, dự rữ Glucose; từ đó glucose (đường) sẽ tồn tại với lượng cao trong máu, gây tăng đường huyết. Khi đường huyết tăng sẽ gây ra tình trạng viêm tái đi tái lại tại các cơ quan, làm tổn thương mạn tính các cơ quan như tim, não, lớp lót các mạch máu; tổn thương lập đi lập lại tại các đầu mút dây thần kinh làm cho các đầu mút này bị hư, gây cho bệnh nhân mất cảm giác; và lượng đường lớn di chuyển qua thận, kéo theo nước làm thận phải è lưng ra lọc, từ đó dẫn đến chức năng lọc của thận giảm đáng kể (nhanh hơn rất nhiều mức độ giảm sinh lý của cơ thể).

     Theo y học hiện đại, bệnh tiểu đường có hai type: type I (do tế bào tiết ra Insulin bị hư hỏng, không tiết được Insulin nữa; type I này có liên quan đến yếu tố gia đình, tức là những anh chị em cùng sinh ra trong gia đình có cha mẹ bị tiểu đường type I thường có tỉ lệ mắc bệnh cao); type II (tế bào tiết Insulin vẫn hoạt động bình thường, nhưng do các thụ thể - vật tiếp nhận các kích thích của Insuline ở tế bào bị lờn, và nó không gắn với Insuline. Type II này thường không có yếu tố di truyền, gia đình, mà chủ yếu do lối sống, sinh hoạt của người bệnh, đường trong máu tăng quá cao và liên tục làm cho các thụ thể bị lờn).

     Đối với type I, người bệnh khi phát bệnh thì ốm nhanh, đi tiểu nhiều, uống nước nhiều; các triệu chứng rất dễ nhận biết. Và bệnh chỉ có thể điều trị bằng cách chích Insuline vào để giải quyết tình trạng thiếu hụt đó.

     Đối với type II, người bệnh không có triệu chứng gì đặc biệt, họ chỉ tình cờ phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ, hoặc khám một bệnh lý khác, có xét nghiệm đường huyết. Đối với type này, người bệnh có thể phối hợp nhiều phương pháp điều trị, từ thay đổi lối sống (tập thể dục 30 phút/ ngày x 5 ngày/ tuần; bỏ thuốc lá - rượu bia; tiết chế ăn uống, giảm cân, tránh căng thẳng - lo âu); dùng thuốc viên, và đến giai đoạn nặng không đáp ứng được nữa, mới phải chích Insuline. Bản chất việc thay đổi lối sống, luyện tập sẽ giúp tăng độ nhạy của các bộ phận tiếp nhận kích thích của Insuline.

     Vậy, chỉ có 2 típ (type) của bệnh đái tháo đường mà thôi và hai típ này không phải là hệ quả của nhau, cũng không thể chuyển từ típ này sang típ khác. Medic Đông Tây cung cấp các thông tin chính thống này đến quý vị, chúc quý vị luôn sống khỏe, phòng ngừa & hạn chế bệnh tật, đặc biệt là bệnh đái tháo đường - bệnh của thời buổi số hiện nay.

 

      

 

 

 

     Bài viết liên quan:

     - Bạn đã biết về bệnh Đái tháo đường?

     - Các yếu tố liên quan đến đái tháo đường?

     - Ăn nhiều đường sẽ mắc bệnh tiểu đường?

     - Những biến chứng của đái tháo đường?

     - CHDOTA tác động lên đường huyết theo cơ chế nào?