HÌNH 4

Thông tin Y dượcTim - mạch - bệnh chuyển hóa - tai biến mạch máu não

ĂN NHIỀU ĐƯỜNG SẼ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG?

ĂN NHIỀU ĐƯỜNG SẼ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG?


     Một số bà con vẫn nghĩ rằng ăn ngọt nhiều sẽ sinh bệnh tiểu đường. Sở dĩ có sự hiểu lầm như thế là do bệnh tiểu đường được chẩn đoán từ số lượng đường (glucose) đo được trong máu.

     Thực ra, lượng đường ăn vào chỉ là một phần của vấn đề. Kết quả của hai cuộc khảo cứu gần đây tại đại học Harvard, cho thấy một chế độ ăn uống với các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate (thức ăn có chứa ít chất xơ và có chỉ số đường cao) chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp II ở những người có sẵn khuynh hướng bị tiểu đường.

     Một cuộc nghiên cứu theo dõi 65.000 nữ y tá (tuổi từ 40 đến 65) và một cuộc nghiên cứu khác theo dõi 43.000 nam nhân viên y tế. Sau 6 năm, trong số đó có 1.438 người phát sinh bệnh tiểu đường. Những người có chế độ ăn uống có chỉ số đường cao và ít chất xơ có nguy cơ bị bệnh gấp đôi những người khác. Các loại thức ăn có nhiều nguy cơ gồm bánh mì trắng, cơm trắng, khoai tây, nước ngọt có đường. Ngược lại bánh mì, có nhiều chất xơ và có chỉ số đường thấp có vẻ giảm nguy cơ bệnh tiểu đường.

     Các nhà khoa học gợi ý rằng ăn nhiều thức ăn chứa nhiều carbohydrate với chỉ số đường cao thúc đẩy tụy tạng sản xuất nhiều Insulin. Insulin kích thích các tế bào của cơ thể tiếp nhận và dự trữ glucose. Ngày qua, tháng lại, cơ thể dần dần trở nên đề kháng với Insulin. Ở người đề kháng với Insulin, các tế bào trở nên ít nhạy cảm với Insulin. Đây là đặc điểm của bệnh tiểu đường loại II.

     Về phương diện di truyền, những người có khuynh hướng bị tiểu đường (có thân nhân họ hàng gần mắc bệnh tiểu đường) với thói quen ăn nhiều carbohydrate càng dễ bị bệnh tiểu đường.

     Ngoài ra, béo phì, lớn tuổi, thiếu hoạt động cũng là những yếu tố đưa đến nguy cơ bị tiểu đường. Khảo cứu trên cũng phát hiện muối Magnesium có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường. Magnesium làm tăng nhạy cảm đối với Insulin.

     Chỉ số đường biểu thị độ nhanh của thức ăn chứa nhiều carbohydrate được chuyển hóa thành glucose và đưa đường máu lên cao đến mức độ nào đó. Chỉ số đường không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào sự cấu tạo của carbohydrate (đơn giản như đường cát hay phức tạp như tinh bột). Nhiều yếu tố có trong thành phần như số lượng chất xơ, chất mỡ trong thức ăn, cách chế biến thức ăn, thức ăn có được nấu chín hay không.

     Đường cát, mật ong, nho khô, bắp, khoai tây, cà rốt, bánh mì, các loại ngũ cốc được chế biến có chỉ số đường cao. Mặc dù ngọt nhưng táo, lê, đậu, bưởi, các loại hạt lại có chỉ số đường thấp. Không có lý do gì phải kiêng cử hết các loại thức ăn có độ đường cao vì phần lớn có nhiều chất bổ dưỡng. Ngay cả người có khuynh hướng bị tiểu đường hay đang bị tiểu đường vẫn có thể dùng các loại thức ăn này một cách chừng mực và điều độ. Trái cây ít ngọt như bưởi, mận, lê, táo, sơ ri, cam, quýt, thanh long, măng cụt, dâu,... đều có thể dùng được ở người bệnh tiểu đường. Tốt nhất nên ăn sau mỗi bữa ăn chính, vì bữa ăn chính với nhiều loại thực phẩm sẽ ít làm tăng đường huyết hơn. Tuy nhiên, nếu bữa ăn đã có nhiều chất bột đường rồi thì không nên ăn thêm trái cây nữa vì sẽ có nguy cơ làm tăng đường trong máu do tổng số bột đường quá lớn. Khi đó nên ăn phần trái cây vào bữa phụ.

     Bột đường là thực phẩm cung cấp năng lượng duy trì hoạt động cơ thể, đặc biệt là tế bào não. Do đó, người bệnh tiểu đường vẫn cần chất bột đường, nhưng chọn lựa các loại bột đường ít làm tăng đường trong máu và ăn với số lượng vừa đủ. Cũng có thể sử dụng một số loại sữa có chỉ số đường huyết thấp như DiabetCare...

     Nếu kiêng tuyệt đối chất bột đường, rất dễ bị hạ đường huyết, nhất là khi đang dùng thuốc hạ đường huyết. Bữa ăn hàng ngày vẫn có thể nêm đường. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn đường huyết cao thì nên hạn chế. Các loại đường này thay thế vị ngọt của đường mía và không cung cấp năng lượng, sử dụng được ở người tiểu đường (trong liều lượng cho phép, không quá 40 gam/kg trọng lượng cơ thể/ngày).

     Tóm lại, một chế độ ăn để ngừa bệnh tiểu đường cũng vẫn là ít mỡ, nhiều chất xơ với sự cân bằng giữa các nhóm tinh bột, rau quả và thịt cá. Đó cũng là chế độ ăn để giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và ung thư.

(Theo UC Berkeley Wellness).

     

 

 

 

 

     Bài viết liên quan:

     - Bạn đã biết về bệnh Đái tháo đường?

     - Các yếu tố liên quan đến đái tháo đường?

     - Đái tháo đường có mấy tuýp?

     - Những biến chứng của đái tháo đường?

     - CHDOTA tác động lên đường huyết theo cơ chế nào?