HÌNH 4

VIÊM GAN SIÊU VI B

1.                       Nguyên nhân gây bệnh viêm gan siêu vi B là virus viêm gan B (HBV: Hepatitis B virus) là một loại siêu vi lây truyền từ người sang người qua đường máu, dịch tiết, quan hệ tình dục không an toàn, truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.


 

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm gan B là: 
* Trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg (+): HBsAg là dấu chứng đã và đang nhiễm virus gây viêm gan B, dấu chứng này sẽ được các bác sĩ sản phụ khoa tư vấn kiểm tra khi người phụ nữ đến khám để chuẩn bị mang thai, hay qua các lần khám thai.

  • Nhân viên y tế.
  • Bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
  • Người có bạn tình đang nhiễm virus viêm gan B.

 

2.                       Khi bị nhiễm virus viêm gan B, diễn tiến tự nhiên các tác động của virus lên cơ thể người bệnh sẽ theo trình tự sau:

-       Đối với trẻ em khi bị nhiễm trong quá trình được sinh nở từ người mẹ có nhiễm virus viêm gan B, sẽ có 95% nguy cơ mắc nhiễm virus viêm gan B mạn tính.

-       Đối với người lớn nhiễm virus viêm gan B có 5% chuyển thành mạn tính.

-       Sau giai đoạn viêm gan B mạn tính, sẽ chuyển sang xơ gan, rồi ung thư gan. Sự chuyển đến xơ gan và ung thư gan càng nhanh chóng nếu người bệnh lớn tuổi (> 40 tuổi), người bệnh có hút thuốc, uống rượu bia, béo phì, tiểu đường, có nhiễm thêm virus viêm gan C, hay trong gia đình có người thân đã bị ung thư gan…

 

ð     Nhận biết được tiến trình bệnh sau khi nhiễm virus viêm gan B là như thế, chúng ta chủ động hơn trong việc ngăn ngừa bệnh nặng lên bằng cách thay đổi từ lối sống, cách ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của mình: hạn chế đến bỏ hẳn hút thuốc lá, uống rượu – bia, tập thể dục 30 phút/ ngày x 5 ngày/ tuần nhằm tăng thể lực, tăng khả năng chống chọi với bệnh, giảm nguy cơ béo phì; kiểm soát tốt đường huyết (nếu người bệnh có mắc thêm bệnh đái tháo đường), chích ngừa các bệnh viêm gan khác như viêm gan virus A…, giữ lối sống lành mạnh, nhằm giảm tối đa nguy cơ nhiễm thêm virus viêm gan C, HIV...

3.                       Phương pháp phát hiện nhiễm viêm gan siêu vi B: là xét nghiệm máu.

Cần xét nghiệm máu cho các đối tượng sau đây để tầm soát viêm gan B:

-       Người chưa tiêm ngừa hay tiêm ngừa chưa đầy đủ viêm gan B.

-       Người tăng men gan mạn tính.

-       Người có hệ miễn dịch kém: do mắc bệnh hay do dùng thuốc.

-       Người có nhiều bạn tình.

-       Người có quan hệ tình dục đồng tính nam.

-       Bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

-       Phụ nữ có thai.

-       Người có tiếp xúc với máu, dịch tiết của người nhiễm virus viêm gan B.

Chúng ta cần làm những xét nghiệm máu nào để nhận ra siêu vi B, cũng như theo dõi bệnh đang ở giai đoạn nào?

Các xét nghiệm cụ thể:

-       HBsAg: gọi là kháng nguyên của siêu vi viêm gan B: nhận biết sự có mặt của siêu vi trong cơ thể người bệnh.

-       Anti – HBc toàn phần: kháng thể nhận biết đã từng nhiễm virus viêm gan B.

-       Anti – HBc IgM: kháng thể xác định đang nhiễm siêu vi B giai đoạn cấp tính (< 6 tháng).

-       Anti – HBs: kháng thể do cơ thể tạo ra để chống lại virus B: kháng thể có lợi, bảo vệ chúng ta.

-       HBeAg: chỉ số nói lên virus đang hoạt động trong cơ thể chúng ta.

-       HBV DNA: số lượng ADN của virus viêm gan B hiện có trong cơ thể người bệnh.

 

 

Kết quả:

HBsAg

Total Anti-HBc

IgM Anti-HBc

Anti-HBs

Lý giải

kết quả

- 

- 

-- 

- 

Nhạy cảm;

đề nghị tiêm chủng 

-

+

--

+

Có miễn dịch từ nhiễm virus B,

đã lành bệnh.

-

-

--

+

Có miễn dịch do tiêm

 vắc xin phòng virus viêm gan B

+

+

-

-

Viêm gan B mạn tính

+

+

+

-

Viêm gan B cấp

-

+

--

-

Chưa rõ; có thể như sau:

1.    Sự nhiễm virus viêm gan B biến mất.

2.    Anti-hbc dương tính giả; nhạy cảm

3.    Viêm gan mạn “mức độ thấp”

4.    Khỏi bệnh sau viêm gan cấp (giai đoạn cửa sổ giữa làm sạch HBsAg và suất hiện anti-HBs)

 

5.    Trường hợp nào cần tiêm ngừa viêm gan siêu vi B:

-       Người lớn nhưng chưa được tiêm ngừa trong giai đoạn sơ sinh.

-       Người du lịch đến vùng dịch tễ bệnh viêm gan B lưu hành cao: Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ này.

-       Người có quan hệ tình dục không an toàn với người có HBsAg (+).

-       Người nhiễm viêm gan siêu vi C, HIV.

-       Nhân viên y tế, người có nguy cơ thường xuyên tiếp xúc với máu & dịch tiết của bệnh nhân (mà bệnh nhân có nghi ngờ bị nhiễm siêu vi viêm gan B).

-       Những quý vị có xét nghiệm huyết thanh: HBsAg , anti – HBc toàn phần, anti – HBc IgM, anti – HBs đều âm tính (hoặc anti – HBs < 100 UI).

ð     Các trường hợp này cần làm các xét nghiệm huyết thanh như trên để xác định và quyết định lịch tiêm ngừa viêm gan B thích hợp nhất.

ð     LỊCH TIÊM NGỪA VIÊM GAN B THEO ĐỘ TUỔI (áp dụng cho trẻ từ khi mới sinh ra):

THỜI GIAN

MŨI TIÊM THỨ

Sơ sinh

Mũi đầu tiên, càng sớm càng tốt.

1 tháng tuổi

Mũi thứ hai

2 tháng tuổi

Mũi thứ ba

14 tháng tuổi

Mũi thứ tư

9 tuổi

Mũi thứ năm

 

Người lớn cần tiêm ngừa: lịch chủng ngừa theo tư vấn của bác sĩ.

 

  • Những lưu ý khi tiêm ngừa:

Chuẩn bị trước tiêm phòng:

-       Khi tiêm phòng, cần mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám, không mặc quần áo quá bó chặt, ủ ấm quá nhiều.

-       Không ăn quá no trước khi tiêm phòng, tuy nhiên cũng không để quá đói để tránh tình trạng bị hạ đường huyết sau khi tiêm.

-       Vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng, chuẩn bị đủ hồ sơ sức khỏe, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó (nếu có).

-       Thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng bệnh cấp tính hiện tại (nếu có).

 

Những trường hợp hoãn tiêm:

-       Đến thời điểm cần tiêm phòng, nếu quý vị đang bệnh, đặc biệt là đang sốt thì hoãn tiêm.

-       Ngoài ra, với những quý vị đang có tình trạng dị ứng, có phản ứng ở lần tiêm phòng trước, có kích động, có vấn đề về não, thần kinh, đang có suy giảm miễn dịch mắc phải (nhiễm HIV) hay suy giảm miễn dịch bẩm sinh, tạm thời (đang uống thuốc ức chế miễn dịch: gamma globulin, corticoid... trong vòng 3 tháng), quý vị có truyền máu trong vòng một năm, hay đã tiêm vaccin trong vòng 4 tuần thì cũng hoãn tiêm.

Phản ứng sau tiêm:

-       Phản ứng sau tiêm thường gặp: Phản ứng toàn thân: sốt (thường trong 2 ngày), chán ăn; phản ứng tại chỗ (đau, hơi sưng đỏ tại chỗ tiêm).

-       Tất cả vaccin đều phải tiêm đúng thời gian quy định của Bộ Y tế và nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong trường hợp cần hoãn tiêm, sau đó tiêm lại thì không cần bắt đầu lại mà tiếp tục tiêm theo lịch tiếp theo.

 

Những điều cần biết sau khi tiêm:

  • Ngay sau tiêm, quý vị nên ở lại và theo dõi tại cơ sở y tế tối thiểu 30 phút, theo dõi và báo cho nhân viên y tế ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường.
  • Săn sóc tại nhà sau tiêm: Chườm mát nơi tiêm (không chườm nóng), uống nhiều nước; mặc đồ thoáng, uống hạ sốt khi cần; quay lại cơ sở y tế ngay khi có phản ứng bất thường (sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, khó thở, nặng ngực, tim đập quá nhanh hay quá chậm (>100 lần/phút hay < 60 lần/ phút) mà không tìm được nguyên nhân khác.

 

6.    Khi người bạn phối ngẫu có mang virus viêm gan B, ta phải xử trí như thế nào?

-       Đây là vấn đề tế nhị, trước khi gần nhau lần đầu nếu có điều kiện tốt nhất nên kiểm tra xem cả hai có mang virus viêm gan B hay không. Từ đó có phương pháp phòng ngừa tốt nhất.

-       Trong trường hợp không thể kiểm tra được, quý vị có thể thử riêng lẻ và nếu quý vị chưa nhiễm virus, nhân viên y tế sẽ tư vấn hợp lý để quý vị tiêm ngừa phòng bệnh.

 

7.    Cha/ mẹ có viêm gan siêu vi B, muốn sinh con thì có phương pháp nào bảo vệ đứa bé thoát khỏi bệnh?

Như thông tin phía trên, nếu trẻ em nhiễm virus viêm gan B khi còn nhỏ, đến 95% các em sẽ mang virus mạn tính (suốt đời), chính vì vậy bảo vệ đứa con của mình luôn là niềm khát khao nhất của các bậc cha mẹ.

Đối với người mẹ đã mang siêu vi B, họ sẽ được các bác sĩ sản khoa tư vấn thật kĩ trước khi có thai, cũng như trong suốt thai kỳ.

Các chỉ số thường được lưu tâm là HBsAg, Anti – HBs, HBeAg, Anti – Hbe, HBV DNA, AST, ALT. Dựa vào những chỉ số này, bác sĩ sẽ nắm được tình hình virus có đang hoạt động trong cơ thể người mẹ hay là đang ngủ yên. Từ đó có những phương pháp dự phòng cho đứa trẻ ngay lúc mới sinh ra.

Bình thường, các em bé ngay khi sinh ra sẽ được tiêm ngay mũi vắc xin viêm gan B, nhằm phòng ngừa sự lây nhiễm mẹ - con trong quá trình sinh nở. Các tháng sau & những năm sau của tuổi đời bé sẽ được tiếp tục các mũi tiêm tiếp theo.

 

8.                Người viêm gan B mạn tính khi nào chung sống hòa bình với siêu vi, khi nào cần điều trị bằng thuốc kháng lại siêu vi? Theo dõi các chỉ số: HBsAg, HBeAg, HBV DNA, ALT (men gan).

 

  • Người có HBsAg (+), nhưng HBeAg (-):

-       Nếu ALT < 1 giá trị bình thường cao + HBV DNA < 2.000 UI/ ml: theo dõi các chỉ số trên mỗi 6 tháng.

-       Nếu ALT từ 1 – 2 lần giá trị bình thường cao + HBV DNA 2.000 – 20.000: theo dõi các chỉ số trên mỗi 3 tháng & bác sĩ nên cân nhắc sinh thiết gan (thử tế bào gan) nếu người bệnh có nguy cơ cao (mục 2).

-       Nếu ALT > 2 lần giá trị bình thường cao + HBV DNA > 20.000: điều trị bằng uống thuốc kháng virus.

 

 

  • Người có HBsAg (+), và HBeAg (+):

-       Nếu ALT < 1 giá trị bình thường cao + HBV DNA < 20.000 UI/ ml: theo dõi các chỉ số trên mỗi 6 tháng.

-       Nếu ALT từ 1 – 2 lần giá trị bình thường cao + HBV DNA > 20.000: theo dõi các chỉ số trên mỗi 3 tháng & bác sĩ nên cân nhắc sinh thiết gan (thử tế bào gan) nếu người bệnh có nguy cơ cao (mục 2).

-       Nếu ALT > 2 lần giá trị bình thường cao + HBV DNA > 20.000: điều trị bằng uống thuốc kháng virus.

ð     Quý vị hãy đến khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ để có chế độ theo dõi, điều trị thích hợp nhất.

9.    Phòng ngừa lây nhiễm:

Đối với người đã nhiễm viêm gan B mạn tính, nên chú ý các vấn đề sau để tránh lây nhiễm virus viêm gan B cho người thân xung quanh:

-       Không tiếp xúc qua đường máu, dịch tiết: dùng riêng bàn chải, cạo râu, tránh tiếp xúc khi niêm mạc miệng, hoặc da đang có vết thương.

-       Quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su.

-       Sử dụng riêng kim tiêm thuốc, truyền dịch, châm cứu, vật sắc nhọn khác…

-       Đường lây mẹ sang con: khám sản phụ khoa trước khi có thai & suốt thai kì để kiểm soát tốt nhất tình trạng bệnh, tránh nguy cơ lây cho con lúc mới sinh.

      .MEDIC ĐÔNG TÂY.