HÌNH 4

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

        1/ Dấu hiệu nghi ngờ một người bị tăng huyết áp? Khi nào xác định một người mắc bệnh tăng huyết áp?

       Khi quý vị thấy cơ thể có một hay nhiều các biểu hiện như: nóng bừng mặt, vã mồi hôi nhễ nhại, chóng mặt, nhức đầu, mắt mờ, tim đập nhanh, tay chân đuối sức, căng tức ngực, mỏi vai gáy… thì ngay lập tức quý vị nên ngồi nghỉ ngơi hoàn toàn, sau 15 phút thì đo huyết áp bằng máy huyết áp cơ (không dùng máy huyết áp điện tử). 

       Xác định một người bị tăng huyết áp khi đo ≥ 3 lần vào cùng 1 thời điểm của 3 ngày liên tiếp (không có yếu tố tác động: stress, thuốc, rối loạn giấc ngủ, chấn thương, chất kích thích…) huyết áp đều ≥ 140/ 90 mmHg.

        2/ Các yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp?

       Có 2 nhóm yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp là yếu tố gây ra tăng huyết áp, và yếu tố do tăng huyết áp gây ra.

  • Yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp:

    • Nam giới, nữ giới vào giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh.

    • Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp.

    • Người hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn mặn (nhiều muối, nước tương, nước mắm).

    • Người có rối loạn mỡ máu.

    • Người có tăng acid uric máu.

    • Người béo phì, kém vận động thể chất.

    • Người thường xuyên có lo âu, căng thẳng, stress.

    • Người có tiền sử bệnh đái tháo đường, tăng men gan, gan nhiễm mỡ.

    • Người có tiền sử bệnh thận mạn tính (suy thận).

    • Người có tiền sử bệnh tim mạch.

 

  • Các yếu tố do tăng huyết áp gây ra:

    • Biến chứng thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim.

    • Biến chứng suy thận → đến giai đoạn cuối thì phải chạy thận.

    • Tổn thương mạch máu võng mạch mắt → giảm thị lực  → mù lòa.

    • Biến chứng mạch máu não: tai biến mạch máu não dạng xuất huyết, do vỡ mạch máu não.

    • Biến chứng mạch máu nhỏ: các mạch máu ở tay, chân, tắc nghẽn do cục máu đông dẫn đến hoại tử → phải cưa, cắt phần tay - chân bị hoại tử này.

    •        3/ Cha mẹ, anh chị em, ông bà ruột bị tăng huyết áp, thì tôi có nguy cơ bị tăng huyết áp không?

            Khi chúng ta có người thân có mối quan hệ trực tiếp trong gia đình (như anh chị em, cha mẹ, ông bà ruột) mắc bệnh tăng huyết áp, thì ta có yếu tố nguy cơ bị tăng huyết áp.

            Một phần nguyên nhân của việc tăng huyết áp có tiền sử gia đình là do gen di truyền. Một phần do chế độ ăn uống, cách sinh hoạt, vận động trong cùng 1 môi trường giống nhau gây nên.

       Vậy, đối với những người có thành viên trong gia đình trực tiếp bị tăng huyết áp thì bản thân người này cần thận trọng:

  • Ăn nhạt: bớt ¼ → ⅓ → ½ lượng nước mắm - nước tương - muối nạp vào cơ thể.

  • Tập thể dục 30 phút/ ngày, ít nhất 5 ngày 1 tuần.

  • Ngăn chặn lo âu, căng thẳng, stress. Ngủ 7 - 8 tiếng/ ngày.

  • Giảm thịt, mỡ, da, lòng động vật.

  • Thêm cá vào chế độ ăn: 2 - 3 lần/ tuần.

  • Ăn nhiều rau - củ - quả - nấm.

  • Uống 2 - 2,5 lít nước lọc/ ngày.

  • Không hút thuốc.

  • Giảm đến không uống rượu - bia.

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng, nếu có phát sinh các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp thì điều trị ngay.

  •        4/ Tăng huyết áp cần kiêng cữ gì? Cần làm gì để huyết áp ổn định?

       Từ các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp ở trên, chúng ta rút ra được những điều nên kiêng cử khi chúng ta mắc bệnh:

  • Ăn nhạt: bớt ¼ → ⅓ → ½ lượng nước mắm - nước tương - muối nạp vào cơ thể.

  • Ngăn chặn lo âu, căng thẳng, stress. 

  • Giảm thịt, mỡ, da, lòng động vật.

  • Không hút thuốc.

  • Giảm đến không uống rượu - bia.

 

           Những điều cần thực hiện để huyết áp được cải thiện:

  •      Đi khám chuyên khoa tim mạch tại các bệnh viện để được bác sĩ khám, cho làm các xét nghiệm, chụp chiếu… nhằm xác định có nguyên nhân gì gây ra tăng huyết áp hay không? Tăng huyết áp có gây biến chứng gì hay không? Dựa vào kết quả kiểm tra này, bác sĩ sẽ phối hợp thuốc điều trị huyết áp, và điều trị nguyên nhân (nếu có), ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

  •      Thêm cá vào chế độ ăn: 2 - 3 lần/ tuần.

  •      Ăn nhiều rau - củ - quả - nấm.

  •      Tập thể dục 30 phút/ ngày, ít nhất 5 ngày 1 tuần.

  •      Uống 2 - 2,5 lít nước lọc/ ngày.

  •      Ngủ 7 - 8 tiếng/ ngày.

  •      Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng, nếu có phát sinh các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp thì điều trị ngay.

  •        5/ Những sai lầm người bị tăng huyết áp thường mắc phải?

  •      Không đi khám để xác định mình có tăng huyết áp không, và để được điều trị chính thống mà đi thầy chùa, thầy lang, lời đồn đại uống cây này cây kia → cơn tăng huyết áp khẩn cấp, cơn tăng huyết áp cấp cứu → tổn thương các cơ quan (não, mắt, tim, thận, mạch máu), nặng có thể dẫn đến tử vong trong cơn tăng huyết áp.

  •      Một điều quý vị nên nhận biết rõ là cây cỏ nào cũng có tác dụng chính, tác dụng phụ, những trường hợp tuyệt đối không nên dùng. Đối với bác sĩ, bác sĩ biết rõ những điều này và sẽ lựa chọn cho từng người bệnh cách điều trị tốt nhất, an toàn nhất. 

  •      Thầy lang, thần y là những người không có kiến thức y khoa hiện đại, không nhận biết được tác dụng chính, tác dụng phụ, sự tương tác các thuốc với nhau như thế nào (ví dụ sâm Hàn Quốc gây tăng huyết áp, Cam thảo gây tăng huyết áp)… sẽ dẫn đến sự phối hợp sai lầm, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Có vào khoa cấp cứu các bệnh viện tuyến cao nhất chúng ta mới thấy được sự thật thương tâm, vô số những trường hợp suy thận nặng, chảy máu toàn cơ thể, thủng dạ dày, cơn tăng huyết áp nguy kịch bởi dùng cây cỏ ở chùa, ở thầy lang không rõ tác dụng.

  •      Vậy quý vị hãy tự bảo vệ bản thân mình bằng cách đến khám chuyên khoa tim mạch tại các bệnh viện để được điều trị hợp lý nhất, an toàn nhất.

  •      Một sai lầm khác là ỷ lại hoàn toàn vào thuốc hạ áp mà không thay đổi chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, lối sống. Khi ỷ lại như vậy hiệu quả của thuốc điều trị tăng huyết áp sẽ bị đối kháng. Quý vị hãy tưởng tượng huyết áp ổn định như sự cân bằng của cái cân, 1 bên cân là thuốc trị tăng huyết áp, 1 bên cân là yếu tố nguy cơ, vậy khi yếu tố nguy cơ quá nhiều sẽ làm cán cân trĩu xuống, tất nhiên thuốc điều trị cũng không níu lại được và không níu lại kịp. Vậy quý vị hãy luôn tâm niệm tăng huyết áp phải phối hợp cả thuốc, chế độ kiêng cữ, tiết chế, thay đổi lối sống, cách sinh hoạt thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

  •      Một sai lầm khác là người bệnh chỉ uống thuốc khi huyết áp cao, khi thấy huyết áp về bình thường 1 thời gian dài thì ngừng thuốc. ĐÂY LÀ QUAN NIỆM SAI LẦM. Quý vị hãy tưởng tượng huyết áp là áp lực của dòng nước tác động đến thành hồ, bờ sông, bãi biển (áp lực của dòng máu tác động vào thành động mạch). Khi ta uống thuốc áp lực này sẽ được kiểm soát, khi ta ngừng thuốc áp lực tăng lên và đến một mức độ thành mạch không chịu đựng nổi nữa sẽ vỡ ra → gây ra các biến chứng của bệnh tăng huyết áp. KHI 1 NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH TĂNG HUYẾT ÁP THÌ CẦN UỐNG THUỐC TÂY ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP MỖI NGÀY.

 

  1.        6/ Khi đã xác định bị tăng huyết áp, tôi phải làm gì để an toàn nhất cho sức khỏe & tính mạng của mình?

          Đi khám chuyên khoa tim mạch tại các bệnh viện để được bác sĩ khám, cho làm các xét nghiệm, chụp chiếu… nhằm xác định có nguyên nhân gì gây ra tăng huyết áp hay không? Tăng huyết áp có gây biến chứng gì hay không? Dựa vào kết quả kiểm tra này, bác sĩ sẽ phối hợp thuốc điều trị huyết áp, và điều trị nguyên nhân (nếu có), ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

 

  1.        7/ Các thuốc trị tăng huyết áp có tác dụng phụ gì không? Tôi cần làm gì khi gặp những tác dụng phụ này?

  •      Một dòng thuốc huyết áp có gây sưng phù chân, dòng khác có gây hiện tượng ho khan kéo dài. Cả phù chân và ho khan đều không tìm ra được nguyên nhân gì khác gây ra.

  •      Khi gặp các tình huống này, quý vị hãy báo ngay cho bác sĩ đang điều trị huyết áp cho mình, bác sĩ sẽ xử trí phù, ho khan; có thể dùng loại thuốc khác để điều trị tăng huyết áp cho quý vị.

 

  1.        8/ Tăng huyết áp có những biến chứng gì? Dấu hiệu nhận biết và tôi phải làm gì?

          Tăng huyết áp có các biến chứng trên:

  • Mạch máu não.

  • Mắt.

  • Tim.

  • Thận.

  • Mạch máu.

 

         Hầu hết biến chứng xuất hiện trong 2 tình huống:

  •      Tăng huyết áp lâu năm không được điều trị ổn định, chỉ số huyết áp lúc cao lúc thấp.

  •      Cơn tăng huyết áp cấp cứu: tăng huyết áp đột ngột, rất cao gây tổn thương ngay đến các cơ quan trên.

     Các trường hợp hầu như dấu hiệu nhận biết rất ít và không rõ ràng, nên khi quý vị đã được xác định tăng huyết áp thì quý vị nên đi khám hàng tháng tại bệnh viện để được theo dõi sát, và mỗi 6 tháng kiểm tra tổng quát tất cả các cơ quan nhằm tầm soát sớm các biến chứng do bệnh gây ra.

 

  1.         9/ Người bị tăng huyết áp có phải uống thuốc huyết áp suốt đời không?

               Quý vị hãy tưởng tượng huyết áp là áp lực của dòng nước tác động đến thành hồ, bờ sông, bãi biển (áp lực của dòng máu tác động vào thành động mạch). Khi ta uống thuốc áp lực này sẽ được kiểm soát, khi ta ngừng thuốc áp lực tăng lên và đến một mức độ thành mạch không chịu đựng nổi nữa sẽ vỡ ra → gây ra các biến chứng của bệnh tăng huyết áp. KHI 1 NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC XÁC ĐỊNH TĂNG HUYẾT ÁP THÌ CẦN UỐNG THUỐC TÂY ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP MỖI NGÀY.

 

       . MEDIC ĐÔNG TÂY.