HÌNH 4

BẠN CÓ HIỂU ĐÚNG VỀ BỆNH LÝ THẦN KINH TỌA?

Y HỌC PHỔ THÔNG: BỆNH LÝ THẦN KINH TỌA

 

  1. 1.    Thế nào là đau thần kinh tọa:

       Khi quý vị đau thắt lưng, lan xuống 1 hoặc 2 bên mông, có thể lan đến đùi, cẳng chân, bàn chân, ngón chân; ngoài đau còn tê hay mất cảm giác; thì quý vị nên nghĩ nhiều là mình đã bị đau thần kinh tọa.

       Thần kinh tọa là dây thần kinh đi theo ống sống (ống trống giữa các đốt sống của con người), khi đến vùng xương chậu thì dây thần kinh chui qua bó cơ gọi là cơ hình lê để đi xuống chân. Do đó, bất kỳ tổn thương nào gây chèn ép đường đi của dây thần kinh tọa đều gây đau - tê, gọi là đau thần kinh tọa.

       

Đường đi của dây thần kinh tọa

 

          Vậy, khi có những dấu hiệu trên, chúng ta nên làm gì:

-        Dừng ngay mọi hoạt động.

-        Giữ nguyên tư thế, gọi người thân hỗ trợ.

-        Nằm yên không nhúc nhích, không cố xoay mình, vặn mình, không cố cúi - gập - ngửa cột sống: vì các động tác này sẽ làm cho tổn thương nặng lên, chèn ép dây thần kinh tọa nhiều hơn → đau và tê nhiều hơn, có trường hợp chèn ép nặng dẫn đến tiêu tiểu không tự chủ, liệt hẳn 2 chân.

-        Mời bác sĩ đến khám hoặc đi bằng phương tiện an toàn đến bệnh viện gần nhất để được điều trị.

 

  1. Nguyên nhân: bệnh biểu hiện đơn giản là đau và tê theo đường đi của dây thần kinh, nhưng nguyên nhân gây ra bệnh rất nhiều, bao gồm một hay phối hợp các nguyên nhân sau đây:

-        Thoát vị đĩa đệm.

-        Thoái hóa cột sống.

-        Viêm dây thần kinh do các nguyên nhân virus, lạnh.

-        Chấn thương hoặc lực tác động từ bên ngoài, sai tư thế → trượt đĩa đệm, lồi đĩa đệm.

-        Căng cơ.

-        Nang Talov của đĩa đệm chèn vào dây thần kinh tọa.

-        Hẹp đốt sống.

            

               Thoát vị đĩa đệm                      Thoái hóa cột sống

 

          Chính vì nhiều nguyên nhân, quý vị nên được khám bởi bác sĩ chuyên khoa, được chụp Xquang để đánh giá mức độ thoái hóa cột sống, xem có bị loãng xương hay không; được chụp MRI để đánh giá mức độ chèn ép và tổn thương dây thần kinh tọa, mức độ hẹp của ống sống (đường đi của dây thần kinh tọa). Khi biết được nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ điều trị cho quý vị cách tốt nhất.

 

  1. 3.    Những sai lầm trong việc người bệnh tự trị cho mình:

          Trên thực tế, nhiều bệnh nhân tìm đến với các phương pháp điều trị truyền miệng, như: nắn bẻ, đạp, đắp lá, đắp thuốc không rõ nguồn gốc, kéo dãn, dần cho nhừ cột sống như đập đi xây lại, rồi bắt người bệnh hoạt động nhanh - mạnh liên tục… Khi không còn hi vọng với các phương pháp này, khi biến chứng đã rõ rệt như mất cảm giác, đi cầu đi tiểu không tự chủ, liệt hoàn toàn 1 hay 2 chân… thì mới đến khám ở bác sĩ, bệnh viện chính thống.

          Có những trường hợp người bệnh nghe truyền miệng uống lá cây này cây kia hay, đi hốt về nấu uống, rồi sinh ra biến chứng rối loạn đông máu, tán huyết đến nhập viện và tử vong vài ngày sau đó.

          Có những trường hợp người bệnh mua các loại thuốc tễ không rõ nguồn gốc, uống vào 15 phút sau hết đau, đứng sững và đi lại bình thường như người chưa từng có bệnh. Các thuốc này có chứa corticoid - một loại kháng viêm cực mạnh bên Tây y được phối trộn vào tễ. Corticoid như thuốc thần, nhưng sau đó toàn bộ khung xương của người bệnh trơ trọi, loãng xương nặng vì Corticoid dùng không kiểm soát gây mất xương, và các biến chứng về huyết áp, tim, não, thận quan trọng khác.

 

  1. 4.    Lựa chọn nơi điều trị & cách điều trị an toàn:

Để điều trị chính xác và an toàn, triệt để, quý vị hãy đưa người thân của mình đến bệnh viện, bác sĩ chính thống để được khám tìm nguyên nhân, làm các phép chụp chiếu hình ảnh để thấy được tổn thương thực sự của cột sống → điều trị triệt để, giúp người bệnh hòa nhập công việc, sinh hoạt và sống khỏe mạnh.

 

  1. 5.    Cần thay đổi cách sinh hoạt, tư thế lao động, những điều cần tránh như thế nào để hỗ trợ quá trình điều trị, phòng bệnh tái phát:

-        Trong quá trình đau cấp: không được cử động, không được làm việc.

-        Khi bác sĩ hướng dẫn luyện tập từ nhẹ → nặng thì tập theo.

-        Không khiêng vác nặng > 5 kg.

-        Đeo đai cột sống thắt lưng khi ngồi, đứng, đi lại: đeo phần kim loại ra sau, siết đai chặt sao cho chỉ đưa vừa 1 ngón tay trỏ dọc theo bụng, không gây khó thở.

 

-        Không nằm võng, không nằm nệm lún, không nằm trực tiếp trên nền đất.

-        Nằm theo tư thế đúng ở hình bên dưới.

-        Khiêng vác vật < 5 kg với tư thế hướng dẫn ở hình bên dưới:

 

  1. 6.    Những yếu tố cần theo dõi khi mắc bệnh:

-        Đau, tê tăng thêm hay giảm đi, tăng hay giảm bao nhiêu % trong thời gian bao lâu?

-        Đi cầu, đi tiểu có tự chủ không?

-        Bước đi, mang dép, mang giày có nhận biết được không?

-        Có nhấc được chân lên hay kéo lê chân khi đi?

-        Uống thuốc có đau dạ dày hay có phản ứng gì khó chịu không?

→ Báo ngay cho bác sĩ khi quý vị nhận thấy các bất thường trên.